Soạn bài một số thể loại văn học: truyện, thơ
Soạn bài một số thể loại văn học: truyện, thơ 1. Loại và thể trong văn học - Loại là phương thức tồn tại chung; thể là hiện thực hóa của loại. - Tác phẩm văn học gồm ba loại lớn: trữ tình, tự sự, kịch. - Loại trữ tình có các thể: thơ ca, khúc ngâm… - Loại tự sự có truyện, kí… - Loại ...
Soạn bài một số thể loại văn học: truyện, thơ 1. Loại và thể trong văn học - Loại là phương thức tồn tại chung; thể là hiện thực hóa của loại. - Tác phẩm văn học gồm ba loại lớn: trữ tình, tự sự, kịch. - Loại trữ tình có các thể: thơ ca, khúc ngâm… - Loại tự sự có truyện, kí… - Loại kịch có chính kịch, bi lịch, hài kịch. - Ngoài ra còn có thể loại khác như nghị luận. 2. Đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ Đặc điểm về ...
1. Loại và thể trong văn học
- Loại là phương thức tồn tại chung; thể là hiện thực hóa của loại.
- Tác phẩm văn học gồm ba loại lớn: trữ tình, tự sự, kịch.
- Loại trữ tình có các thể: thơ ca, khúc ngâm…
- Loại tự sự có truyện, kí…
- Loại kịch có chính kịch, bi lịch, hài kịch.
- Ngoài ra còn có thể loại khác như nghị luận.
2. Đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ
Đặc điểm về thể loại thơ: Thơ thường có vần, điệu; ngôn ngữ hàm súc, gợi cảm; thể hiện tình cảm, tâm hồn con người.
Thơ được phân loại theo nội dung biểu hiện và cách thức tổ chức. Thơ phân loại theo nội dung biểu hiện có các loại: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng. Thơ phân loại theo cách tổ chưc có thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi.
Những yêu cầu chính của việc đọc – hiểu một bài thơ gồm:
- Khi đọc cần biết rõ xuất xứ của bài thơ: tác giả, năm xuất bản, các thông tin hỗ trợ khác..
- Đọc kĩ để hiểu đúng và cảm nhận từng lời hay ý đẹp trong bài thơ.
- Phát hiện đặc điểm nội dung của bài thơ.
- Phát hiện những câu, từ ngữ, hình ảnh hấp dẫn nhất, từ đó khái quát đặc điểm nghệ thuật bài thơ.
3. Đặc trưng của truyện, các kiểu loại truyện và yêu cầu về đọc truyện
Đặc trưng của truyện:
- Truyện phản ánh hiện thực trong tính khách quan của nó.
- Truyện thường có cốt truyện, nhân vật, tình huống, mâu thuẫn diễn ra trong hoàn cảnh không gian và thời gian.
- Ngôn ngữ truyện có lời người kể chuyện, lời nhân vật…
Các thể truyện gồm: các sáng tác dân gian, các thể truyện văn học viết hiện đại; ngoài ra còn có truyện thơ, trường ca trong cả văn học dân gian, văn học viết trung đại và hiện đại.
- Các sáng tác dân gian gồm: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn…
- Văn học viết hiện đại gồm: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết và truyện thơ.
Yêu cầu khi đọc – hiểu truyện:
- Đọc truyện cần biết hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để lấy cớ sở cảm nhận đúng nội dung của truyện.
- Nhớ được cốt truyện và diễn biến của những tình tiết chính.
- Phát hiện được tính cách nhân vật.
- Phát hiện vấn đề mà truyện đặt ra, tìm hiểu ý nghĩa tư tưởng và đặc điểm nghệ thuật của truyện.