27/04/2018, 15:45

Soạn bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ SBT Ngữ văn 10 tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 108 SBT Ngữ văn 10 tập 1. Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong các câu sau : a) Một lá về đâu xa thẳm thẳm b) Nghìn làng trông xuống bé con con. (Nguyễn Khuyến) ...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 108 SBT Ngữ văn 10 tập 1. Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong các câu sau : a) Một lá về đâu xa thẳm thẳm b) Nghìn làng trông xuống bé con con. (Nguyễn Khuyến)

1. Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong các câu sau :

a)                        Một lá về đâu xa thẳm thẳm

                           Nghìn làng trông xuống bé con con.

(Nguyễn Khuyến)

b)                        Vì lợi ích mười năm trồng cây

                           Vì lợi ích trăm năm trồng người 

(Hồ Chí Minh)

c)                         Nói ngọt lọt đến xương

(Tục ngữ)

Trả lời:

 Muốn tìm và phân tích ẩn dụ trong câu, cần tìm hiểu xem câu văn hay câu thơ nói về cái gì, đối tượng nào ; và cái đó, đối tượng đó có sự giống nhau như thế nào với sự vật mà từ thường gọi tên.

Ẩn dụ bao giờ cũng xây dựng trên quan hệ tương đồng giữa các đối tượng. Vận dụng vào từng câu :

a) Từ  chỉ con thuyền nhỏ bé trôi dạt giữa dòng sông. Con thuyền có hình dáng, kích thước (nhìn từ trên cao xuống) và cả trạng thái trôi dạt giống cái lá cây, do đó từ  là một ẩn dụ.

b) Từ trồng vốn chỉ hoạt động trồng cây, nhưng ở câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nó còn được dùng để chỉ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con người. Các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ,... đối với cây và đối với con người có quan hệ tương đồng, do đó từ trồng (thứ hai) là một ẩn dụ.

c) Từ ngọt vốn chỉ cảm nhận của vị giác khi lưỡi tiếp xúc vói thức ăn, đưa lại cảm giác dễ chịu, khác với cay, chua, mặn, chát,... Nhưng ở câu tục ngữ này, nó chỉ cảm giác về lời nói âm thanh (thính giác). Hai cảm giác này (vị giác và thính giác) đem lại ấn tượng giống nhau, nếu lời nói dễ chịu, khéo léo thì nó cũng ngọt.

Chú ý : Ẩn dụ có thể có ở cả danh từ, động từ, tính từ,... Điều quan trọng là xác định được quan hệ tương đồng khi sử dụng.

2. Tìm và phân tích phép hoán dụ trong những câu sau :

a)                           Sen tàn, cúc lại nở hoa

                       Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.

(Nguyễn Du)

b)                    Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời

                       Một khối óc lớn đã ngừng sống.

(Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)

c)                    Áo chàm đưa buổi phân li

                       Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Tố Hữu)

Trả lời:

Muốn tìm và phân tích hoán dụ trong câu, cần xác định quan hệ tương cận giữa các đối tượng được biểu hiện và đối tượng mà từ vốn gọi tên. Đó có thể là :

- Quan hệ tương cận giữa bộ phận và toàn thể (một trái tim, một khối óc để chỉ cả con người ở câu của Xuân Diệu) ;

- Quan hệ giữa vật thể và thời gian thường xuyên xuất hiện của nó (sen - mùa hạ, cúc - mùa thu) ;

- Quan hệ giữa tư trang, quần áo thường mặc và người (áo chàm - người dân miền núi Việt Bắc).

 

3. Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên, trong đó có dùng phép ẩn dụ và phép hoán dụ.(Tố Hữu)

Trả lời:

Anh (chị) tự viết một đoạn văn tả cảnh. Chú ý dùng đúng ẩn dụ và hoán dụ để miêu tả sinh động, cụ thể, có tính hình tượng và biểu cảm.

4. Nối tên phép tu từ ở cột A với định nghĩa về chúng ở cột B, và nêu ví dụ cho mỗi trường hợp

       A

                                          B

(1) So sánh

(2) Ẩn dụ

(3) Nhân hoá

(4) Hoán dụ

 

a) Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b) Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

c) Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng (tuy có những mặt khác nhau) để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

d) Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cám cho sự diễn đạt.

Trả lời:

Trước hết, cần đọc kĩ và hiểu chính xác các định nghĩa ở cột B. Sau đó tìm tên phép tu từ tương ứng ở cột A để nối. Ví dụ, đọc kĩ định nghĩa a ở cột B thì sẽ phát hiện thấy nội dung định nghĩa thích hợp với khái niệm được gọi tên bằng từ hoán dụ ở điểm (4) trong cột A. Ví dụ : Đó là một tay bóng bàn cừ khôi của lớp tôi (tay chỉ cả người chơi bóng bàn giỏi) .

Sachbaitap.com

0