12/01/2018, 17:51

Soạn bài Thuật ngữ trang 87 SGK Văn 9

Soạn bài Thuật ngữ trang 87 SGK Văn 9 Cách giải thích thứ nhất chỉ dừng lại ở những đặc tính bên ngoài của sự vật (Dạng lỏng hay rắn? Màu sắc, mùi vị như thế nào? ...

Soạn bài Thuật ngữ trang 87 SGK Văn 9

Cách giải thích thứ nhất chỉ dừng lại ở những đặc tính bên ngoài của sự vật (Dạng lỏng hay rắn? Màu sắc, mùi vị như thế nào?

I. THUẬT NGỮ LÀ GÌ?

1. So sánh hai cách giải thích về nghĩa của từ “nước” và từ "muối"

Cách giải thích thứ nhất chỉ dừng lại ở những đặc tính bên ngoài của sự vật (Dạng lỏng hay rắn? Màu sắc, mùi vị như thế nào? Có ở đâu hay từ đâu mà có?). Đó là cách giải thích trên cơ sở kinh nghiệm, có tính chất cảm tính. Còn cách giải thích thứ hai thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật (Được câu tạo từ những yếu tố nào? Quan hệ giữa những yêu tố đó như thê nào?). Những đặc tính này không thể nhận biết được qua kinh nghiệm và cảm tính mà phải qua nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học, qua việc tác động vào sự vật để sự vật bộc lộ những đặc tính của nó. Do đó, nếu không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực có liên quan (cụ thể trong trường hợp này là hóa hoc thì người tiếp nhận không thế hiểu được cách giải thích này.

Cách giải thích thứ nhất là cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường, còn cách giải thích thứ hai là cách giải thích của thuật ngữ.

2. a) Các định nghĩa này thuộc những bộ môn:

-     Thạch nhũ trong Địa lý;

-    Ba-dơ trong Hóa học;

-    Ẩn dụ trong Văn học;

-    Phân số thập phân trong Toán học.

b) Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong loại văn bản về khoa học, kĩ thuật, công nghệ.

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ

1. Những thuật ngữ trong mục 2 ở trên không còn ý nghĩa nào khác.

2. Từ “muối” ở ví dụ (a) là một thuật ngữ, không có tính biểu cả không gợi lên những ý nghĩa bóng bẩy, “muối” là muối chứ không phải là một cái gì khác.

-     Từ “muối” ở ví dụ (b) là một từ có sắc thái biểu cảm (chỉ những vết vả, gian truân mà con người phải nếm trải trong đời).

0