Qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, anh (chị) hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa? trang 53 SGK Văn 11
Qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, anh (chị) hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa? trang 53 SGK Văn 11 Trong hai bài thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ còn hiện lên nổi bật với niềm khát khao yêu thương và khát ...
Qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, anh (chị) hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa? trang 53 SGK Văn 11
Trong hai bài thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ còn hiện lên nổi bật với niềm khát khao yêu thương và khát khao được yêu thương mạnh mẽ.
GỢI Ý LÀM BÀI
a. Khái quát
- Giới thiệu về hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung.
- Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Trần Tế Xương.
b. Phân tích
Qua ba bài thơ, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa được thể hiện nổi bật ở những phẩm chất sau:
- Người phụ nữ chịu nhiều thiột thòi, gian nan, vất vả:
Ở bài Bánh trôi nước, đó là thân phận nổi nênh cũa người phụ nữ. Họ không có quyền quyết định tình duyên, thậm chí cuộc sống của mình. Đó là người phụ nữ mang dáng dấp của những người phụ nữ tội nghiệp trong ca dao.
Ở bài Tự tình, đó là nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, vể hạnh phúc gia đình - điều quan trọng và ý nghĩa nhất của người phụ nữ.
Ở bài Thương vợ, đó là hình ảnh người vợ lận lội, khuya sớm vất vả quanh nãm vì những gánh nặng gia đình.
- Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và nhiều khao khát yêu thương:
Trong hai bài thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ còn hiện lên nổi bật với niềm khát khao yêu thương và khát khao được yêu thương mạnh mẽ.
Ở bài Thương vợ, hình ảnh bà Tú hiện lên nổi bật với vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đó là sự chịu thương, chịu khó, đức hi sinh vì chồng con, vì gia đình.