Soạn bài Thao tác lập luận phân tích SBT Ngữ văn 11 tập 1
Giải câu 1, 2 trang 25 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Trong các đoạn trích dưới đây, người viết đã phân tích đối tượng từ những mối quan hệ nào ? ...
Giải câu 1, 2 trang 25 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Trong các đoạn trích dưới đây, người viết đã phân tích đối tượng từ những mối quan hệ nào ?
1. (Bài tập 1.a, trang 28 SGK) Trong các đoạn trích dưới đây, người viết đã phân tích đối tượng từ những mối quan hệ nào ?
a) “Nỗi riêng, riêng những bàn hoàn" trong lòng Thuý Kiều đêm nay là vậy. Nàng chỉ có thức với ngọn đèn cho đến khi dầu khô trong đĩa mà dòng lệ vẫn không dứt đầm khăn. “Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn", bởi nàng chi có xót đau rồi đau xót chứ chưa tìm được phương kế nào. “Bàn hoàng” mang ý quanh quẩn, quẩn quanh, lại thêm “những bàn hoàn" nên càng thêm rối rắm. Âm điệu câu thơ lại xoáy sâu vào trong lòng cô độc, vào chỗ sâu kín nhất, chí mình biết mình hay (nỗi riêng, riêng những), càng tăng cái giày vò của tâm ưạng đang hoàn toàn bế tắc.
(Lê Trí viễn, Đến với thơ hay, NXB Giáo dục, 2001)
Trả lời:
Trong đoạn trích này, người viết đã phân tích tâm trạng nhân vật Thuý Kiều trong một đêm đau khổ, trước lúc phải nói lời trao duyên với Thuý Vân. Người bình văn đã chia ra để lần lượt xem xét các phương diện : hình ảnh (ngọn đèn, dòng lệ... đầm khãn), ý nghĩa của từ ngữ (bàn hoàn) và âm điệu của câu thơ để tìm ra những biểu hiện mỗi lúc một tăng trong “cái giày vò của tâm trạng đang hoàn toàn bế tắc”, từ đau xót rồi rối bời, quanh quẩn đến cảm giác “hoàn toàn bế tắc” cứ xoáy sâu mãi trong lòng Thuý Kiều.
2. Đọc kĩ các đoạn trích sau rồi thực hiện yêu cầu ghi bên dưới:
(1) Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời mà có thế thì biến mất làm còn, hoá nhỏ thành nhớn; mất thời mà không thế thì trở mạnh ra yếu, đổi yên làm nguy, chỉ ở trong khoảng trở bàn tay mà thôi. Nay các ngươi không rõ thời thế, chi dối giả quen, há chẳng phải là hạng sất phu đớn hèn, sao đủ nói chuyện việc binh được...
Nay các ngươi kế cùng sức kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong không lương thảo, ngoài không cứu viện, bám bíu lấy một khoảng đất, thoi thóp trong một mảnh thành chẳng phải là miếng thịt trên thớt, con cá trong chậu rồi sao ?
[...] Ta ngồi suy tính cho lũ ngươi thì cái cớ bại vong có sáu: Nước lụt mênh mông, tường đồ rào nát, củi có thiếu thốn, ngựa chết lính mệt; bại vong đó là một. Ngày xưa Đường Thái Tông bắt Kiến Đức mà Thế Sung phải ra hàng, này bao nhiêu ải quan hiểm trở đều có binh tượng đồn đóng, viện binh nếu đến, tất nhiên bị hại, viện binh đã bại, lũ ngươi còn trốn đằng trời; bại vong đó là hai. Nước ngươi bình khoẻ ngựa béo, này còn đế cả miền Bắc để phòng bị quân Nguyên, không rỗi đâu nhìn ngó xuống phía Nam được; bại vong đó là ba. Cần quá bận rộn, chính phạt rối ren, người chắng sống yên, nhao nhao thất vọng; bại vong đó là bốn. Tôi giận chuyên chính, chúa yếu trị vì, xương thịt tàn nhau, vạ khởi ớ trong tường vách ; bại vong đó là năm. Nay ta nổi dậy quân nghĩa, trên dưới cùng lòng, anh hùng tận lực, quân lính ngày một luyện, khí giới ngày một tốt, vừa cày ruộng vừa đánh giặc, trong thành mỏi mệt, tự phái tiêu vong; bại vong đó là sáu. Ngồi giữ một mảnh thành con, để chờ đợi sáu cái cớ bại vong ấy, ta thật tiếc thay cho lũ ngươi. Cổ nhân có câu: “Nước xa không cứu được lửa gần”. Dù có viện binh đến đàu cũng không ích gì cho sự bại vong cả.
Ngày xưa Phương Chính, Mã Kì chỉ chuyên làm những sự hà ngược, sinh linh làm cát, thiên hạ oán thán; nào đào mồ mả của nhà ta, nào bắt vợ con của dán ta, kẻ chết hàm oan, người sổng bị khổ. Lũ ngươi là những người xét rõ sự cơ, hiểu sâu thời vụ, vậy nên chém đầu Phương Chính, Mã Kì đem đến cứa quân dâng nộp. Như vậy trong thành sẽ khỏi nạn cá thịt, trong nước sẽ khói vạ đau thương, hoà hiếu lại thông; can qua xếp nép. Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm tàu thuyền, thuỷ lục hai đường, tuỳ theo ý muốn ; quân ra khỏi cõi, muôn phần đảm bảo được yên ổn không lo ngại gì [...]. Nếu không nghe lời ta như vậy, thì nên sắm quân dàn trận, ra giao chiến giữa bình nguyên để một trận thư hùng, để xem cái tài hon kém, không nên ngồi rù một xó, bắt chước cái điệu bộ của đàn bà nữa.
(Nguyễn Trãi, Lại dụ Vưong Thông, theo bản dịch của Trúc Khê, trong Nguyễn Trãi - thơ và đời, NXB Văn học, Hà Nội, 1997)
(2)Quá bức xúc trước hoạ tham nhũng, hối lộ, về cuối đời, khi đang bệnh nặng ở Trung Quốc, Đặng Huy Trứ đã dốc hết trí tuệ và sinh lực để soạn cuốn sách dày 650 trang bàn về nạn hối lộ và đức thanh liêm của người làm quan, gọi là “Từ thụ yếu quy", tự bỏ tiền túi ra in năm 1868, mong để lại cho đòi sau làm bài học. Đây là cuốn sách có một không hai ưong lịch sứ nước ta, một tác phẩm đặc sắc và độc đáo. Sách “Từ thụ yếu quy" nêu lên làm quan phái luôn luôn tâm niệm có 104 thứ hối lộ không thể nhận /
“Từ thụ yếu quy” đúc kết 104 kiểu hối lộ, tham nhũng điển hình phố biến trong xã hội. Sau mỗi điều viết về tệ hối lộ, Đặng Huy Trứ kêu lên: Không thể nhận ! Sau đây là một số trong 104 thứ hối lộ không thể nhận. Phần trình bày, ví dụ, lấy điển tích Trung Hoa để làm gương rất kĩ, rất phong phú, xin được lược qua.
Sĩ tử đi thi hối lộ cầu được đỗ. Phép thi quý là chọn được thực tài. Thế mà có kẻ hèn kém, ngày thường chẳng chịu học hành, đến kì thi liền đem tiền bạc đến hối lộ quan chấm thi, để cầu được đỗ. Những kẻ ấy, nếu được đỗ thì cả đời họ chỉ tiến thân bằng con đường mờ ám, di hại cho dân chúng không nhỏ. Thứ hối lộ ấy không thể nhận!
Quan lại xảo quyệt hối lộ cầu được tiến cử. Người làm quan phần đông nóng lòng mưu cầu. giàu sang, hoặc muốn bổ vào chỗ dễ kiếm chác, hoặc mong thăng chức,... Lúc đầu thì biếu ta sơn hào, hải vị, trà ngon, the tốt, tiếp đến là tuỳ trên thích gì lớn nhỏ đều sẵn sàng dâng vàng bạc từ một lạng đến ba bốn trăm lạng. Đến khi mua được chức quan thì lãi mẹ đẻ lãi con. Họ dùng quyền để mà lấy lại, dùng ngày giỗ cha mẹ để mà lấy lại, dùng việc cưới xin con cái đế mà lấy lại. Thứ hối lộ ấy không thể nhận!
Quản cơ, suất đội hối lộ để được ra coi cửa quan, cửa biển (tức hải quan). Ở cứa biển, thuyền buôn trong nước thì đòi biếu tiền, gạo, thố sản. Thuyền buôn của Tàu ra vào thì đòi biếu hàng Tàu, dăm ba lạng bạc. Như thế hàng năm, họ thu được rất nhiều. Nghe tin cửa biển nào thiếu người thì họ chạy chọt, vay tiền bạc để hối lộ ta. Được chức rồi thì họ sách nhiễu con buôn. Không có vật gì dù nhỏ mọn mà họ không lấy. Thứ hối lộ ấy không thế nhận !
Địa phương hối lộ các quan thanh tra. Quan thanh tra đi đâu đều được ban cấp tiền bạc... Dầu thế, địa phương vẫn chuẩn bị tiền nong, vàng bạc, chờ xem mà sẽ biện lễ. Họ quà cáp nhiều, nói năng khéo, nên bao nhiêu khiêm khuvết che đậy cho họ, rồi trên tờ trình đầy rẫy những lời tán dương, khen ngợi. Vâng lệnh vua, cầm tờ tiết đi kinh lược việc lớn, mà cứ thế thì triều đình còn trông cậy vào đâu ? Thứ hối lộ ấy không thế nhận !
Thương nhăn hối lộ để xin giấu bớt thuế. Khi thuyền chở hàng ra cảng, theo hai hạng quý và thường, rồi căn cứ vào số cân mà đánh thuế. Song phép công cố định mà lòng người ham muốn không cùng. Con buôn thì lần đo khám nào cũng đem tiền bạc hối hộ cho quan để ẩn lậu cho đi. Ch í thấy họ lễ hậu mà giảm cho, để túi riêng ta căng đầy, còn thuếkhoá của triều đình thì bị thất thoát - Thứ hối lộ ấy không thể nhận !
Con buôn nước ngoài hối lộ để cầu thân. Con buôn mang lễ vật biếu quan nào trà Ô Long, quạt lông trắng, lộc nhưng, quế chi, the lụa Tồ Cháu, đồ sứ Giang Tây,... Nhờ thế họ buôn bán hàng cấm, tung tiền ra để mua chuộc, xin thầu việc này việc khác mà trở nên giàu có. Họ mưu dùng ta làm bức tường chắn cho họ làm giàu. Thứ hối lộ ấy không thể nhận !
Còn có nhiều thứ hối lộ không thể nhận nữa như: Hối lộ để chia nhau những thứ dôi ra trong kho, hối hộ để cầu xin làm việc thu thuế, nhà giàu keo kiệt hối lộ để được miễn góp việc công, hối lộ để xin khai thác khoáng sản, Ế.. Bằng kinh nghiệm nhiều năm làm quan lo kinh tế cho triều đình, Đặng Huy Trứ đã tổng kết gần như đủ mưu ma hối lộ, tham nhũng. Ông viết cuốn sách cách đây hơn 140 năm, bây giờ đọc lên vẫn giật mình ! Tôi ước ao sách ‘‘Từ thụ yếu quy” được tái bản, sẽ thành sách gối đầu giườỉig để cán bộ có chức có quyền đọc mà tu thân.
(Theo http://ngominhblog.wordpress.com, ngày 04 -10- 2010)
Yêu cầu :
a) Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau :
A - Cả hai đoạn trích trên đều sử dụng thao tác lập luận phân tích.
B - Chỉ có đoạn trích (1) sử dụng thao tác lập luận phân tích,
c - Chỉ có đoạn trích (2) sử dụng thao tác lập luận phân tích.
D - Không có đoạn nào trong hai đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận phân tích.
b) Nếu xét thấy có đoạn trích sử dụng thao tác lập luận phân tích thì hãy xác định rõ :
A - Đâu là cái chung được tác giả đem ra phân tích.
B - Tiêu chí tác giả đã dùng để chia cái chung đó thành những mặt, những bộ phận riêng.
C - Tác dụng của thao tác lập luận phân tích ấy.
Trả lời:
a) Cả hai đoạn trích đều sử dụng thao tác lập luận phân tích.
b) - Trong đoạn trích (1), thao tác lập luận ấy đã được sử dụng không chỉ một lần.
+ Lần thứ nhất, khi bàn về vấn đề người giỏi dụng binh phải hiểu biết về thời thế, tác giả đã chia điều cần bàn luận thành hai mặt đối lập nhau, lật đi lật lại : “được thời mà có thế” thì dẫn đến kết quả thế nào, còn “mất thời mà không thế” thì hậu quả sẽ ra sao, từ đó cho thấy rõ bọn Vương Thông đã không hiểu biết thời thế, chỉ là bọn “sất phu đớn hèn”, do vậy, “sao đủ nói chuyện việc binh”.
+ Lần thứ hai, tác giả dùng thao tác lập luận phân tích để xem xét đầy đủ sáu nguyên cớ khiến quân giặc không thể không bị bại vong. Nhờ phân tích kĩ càng,
thấu đáo trên tất cả các mặt, cả tình hình ở nước Việt và tình hình ở Trung Hoa. cả quân sự và chính trị, cả kinh tế lẫn tinh thần, mà kết luận được rút ra càng co sức mạnh thuyết phục không thể cưỡng : quân giặc chỉ như “miếng thịt trên thớt, con cá trong chậu” mà thôi.
+ Lần thứ ba, tác giả dùng thao tác lập luận phân tích để bàn về giải pháp. Một lần nữa, tác giả lại chia nhỏ vấn đề để xem xét kĩ lưỡng các khả năng : nếu giặc chịu hàng và nếu giặc không chịu hảng, để tình hình hoàn toàn sáng tỏ.
Rõ ràng, thao tác lập luận phân tích trong Lại dụ Vương Thông đã góp phần không nhỏ cho mục đích dụ hàng, cho chủ trương đánh vào lòng người”, làm cho bút lực trong tay Nguyễn Trãi có thể mang sức mạnh của hàng đạo quân.
Trong đoạn trích (2), sau khi giới thiệu những nét chung nhất của cuốn Từ thụ yếu quy của Đặng Huy Trứ, tác giả tập trung đi sâu vào những kiểu hối lộ, tham nhũng điển hình trong xã hội lúc bấy giờ. Thao tác lập luận phân tích đã được sử dụng để phân chia tệ tham nhũng, hối lộ nói chung thành những kiểu dạng riêng, cụ thể, để người đọc có thể xem xét chúng một cách thấu đáo hơn. Trên cơ sở đó, tác giả có thế làm cho người đọc thấy rõ Từ thụ yếu quy quả đúng là một cuốn sách đặc sắc, độc đáo, đến nay vẫn xứng đáng là một tác phẩm gối đầu giường của những người có quyền có chức, để họ đọc, ngẫm nghĩ, và qua đó tu dưỡng đức thanh liêm.
Sachbaitap.com