25/04/2018, 18:40

Soạn bài Thạch Sanh SBT Ngữ văn 6 tập 1: Giải câu 1, 2, 3 trang 36 ,Thạch Sanh là...

Giải câu 1, 2, 3 trang 36 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 3. Thạch Sanh là truyện cổ tích về kiểu nhân vật nào ? Hãy nêu chủ đề của truyện.. Soạn bài Thạch Sanh SBT Ngữ văn 6 tập 1 – Giải câu 1, 2, 3 trang 36 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 3. Thạch Sanh là truyện cổ tích về kiểu ...

Giải câu 1, 2, 3 trang 36 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 3. Thạch Sanh là truyện cổ tích về kiểu nhân vật nào ? Hãy nêu chủ đề của truyện.. Soạn bài Thạch Sanh SBT Ngữ văn 6 tập 1 –

Giải câu 1, 2, 3 trang 36 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 3. Thạch Sanh là truyện cổ tích về kiểu nhân vật nào ? Hãy nêu chủ đề của truyện.

Bài tập

1. Câu 2, trang 66, SGK.

2. Câu 4*, trang 67, SGK.

3. Thạch Sanh là truyện cổ tích về kiểu nhân vật nào ? Hãy nêu chủ đề của truyện.

Gợi ý làm bài

1. Để thực hiện bài tập này, em cần chú ý :

a) Liệt kê, gọi tên những thử thách Thạch Sanh phải trải qua (theo trình tự của câu chuyện).

b) Nhận xét xem những thử thách sau có khó khăn hơn thử thách trước không.

c) Nêu và đựa ra nhận xét về những phẩm chất của Thạch Sanh qua những lần vượt qua thử thách đó.

2. Ý nghĩa của chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu trong truyện cổ tích Thạch Sanh:

a) Tiếng đàn thần kì

Âm nhạc thần kì là chi tiết[1] rất phổ biến trong truyện cổ tích dân gian, chẳng hạn : tiếng đàn (truyện Thạch Sanh), tiếng hát (truyện Trương Chi), tiếng sáo (truyện Sọ Dừa)… Tuỳ từng truyện, âm nhạc thần kì có những ý nghĩa khác nhau, ở truyện cổ tích Thạch Sanh, tiếng đàn thần kì có một số ý nghĩa sau đây :

– Tiếng đàn giúp nhân vật được giải oan, giải thoát. Sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm (công chúa câm là do “giấu trong mình một điều bí mật”), nhận ra người cứu mình và đã giải thoát cho Thạch Sanh. Nhờ đó mà Lí Thông cũng bị vạch mặt. Và do đó, tiếng đàn thần cũng là tiếng đàn của công lí. Tác giả dân gian đã sử dụng chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và ước mơ về công lí của mình.

– Tiếng đàn làm quân sĩ mười tám nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Với khả năng thần kì, tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân. Nó là “vũ khí” đặc biệt để cảm hoá kẻ thù.

b) Niêu cơm thần kì

Chi tiết vật ban phát thức ăn vô tận có trong truyện cổ tích dân gian nhiều nước (cái khăn, cái túi – truyện dân gian Nga, Pháp ; cái giỏ – truyện dân gian Mông Cổ ; cái đĩa – truyện dân gian Xi-ri. Ở mỗi dân tộc và mỗi truyện, vật ban phát thức ăn vô tận lại có ý nghĩa riêng. Ở truyện cổ tích Thạch Sanh, niêu cơm thần kì có một số ý nghĩa sau :

– Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy; làm quân sĩ mười tám nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu, nhưng sau đó phải ngạc nhiên, khâm phục.

– Niêu cơm thần kì cùng với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ mười tám nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm và sự tài giỏi của Thạch Sanh.

– Niêu cơm thần kì tượng trưng cho lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta. Mặt khác, chi tiết này cũng chứng tỏ lòng nhân đạo, yêu hoà bình có khả năng kì diệu giống như niêu cơm thần kia…

3. Phần định nghĩa truyện cổ tích (chú thích (★) trang 53, SGK) và phần Ghi nhớ về truyện Thạch Sanh (trang 67, SGK) là những gợi ý giúp em thực hiện bài tập này.

[1]   Đây là mô típ của văn học dân gian, nhưng do chưa thể dùng khái niệm mô típ đối với HS lớp 6, nên chúng tôi tạm sử dụng thuật ngữ chi tiết để thay thế.

0