Soạn bài: Tập đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính
TUẦN 25: TẬP ĐỌC SOẠN BÀI BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH CỦA PHẠM TIẾN DUẬT A. KĨ NĂNG ĐỌC Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Vì vậy khi đọc cần căn cứ vào ý thơ để ngừng nghỉ đúng chỗ. Giọng đọc toàn bài thể hiện âm điệu vui nhộn, hóm hỉnh bộc lộ sự lạc quan tươi trẻ và tinh thần dũng cảm ...
TUẦN 25: TẬP ĐỌC SOẠN BÀI BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH CỦA PHẠM TIẾN DUẬT A. KĨ NĂNG ĐỌC Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Vì vậy khi đọc cần căn cứ vào ý thơ để ngừng nghỉ đúng chỗ. Giọng đọc toàn bài thể hiện âm điệu vui nhộn, hóm hỉnh bộc lộ sự lạc quan tươi trẻ và tinh thần dũng cảm của những người lính lái xe. Nhấn giọng ở những từ ngữ biểu hiện những khó khăn gian khổ trên đường ra trận để làm rõ tinh thần dũng cảm, lạc quan coi thường những hiểm nguy của các ...
TUẦN 25: TẬP ĐỌC
SOẠN BÀI CỦA PHẠM TIẾN DUẬT
A. KĨ NĂNG ĐỌC
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Vì vậy khi đọc cần căn cứ vào ý thơ để ngừng nghỉ đúng chỗ. Giọng đọc toàn bài thể hiện âm điệu vui nhộn, hóm hỉnh bộc lộ sự lạc quan tươi trẻ và tinh thần dũng cảm của những người lính lái xe. Nhấn giọng ở những từ ngữ biểu hiện những khó khăn gian khổ trên đường ra trận để làm rõ tinh thần dũng cảm, lạc quan coi thường những hiểm nguy của các chiến sĩ lái xe.
B. TÌM HIỂU BÀI
Câu 1. Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
Gợi ý: Đó là những hình ảnh:
- Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi; ung dung buồng lái, ta ngồi; nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng; không có kính, ừ thì ướt áo; mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời; chưa cần thay, lái trăm cây số nữa, bắt tay nhau qua kính vỡ rồi.
Câu 2. Tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào?
Gợi ý: Đó là những câu:
- Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới.
Bắt tay nhau qua kính vỡ đi rồi
Câu 3. Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù, gợi cho em những cảm nghĩ gì?
Gợi ý: Gợi cho em những cảm nghĩ về những người lính cụ Hồ gan dạ, dũng cảm quyết “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” như nhà thơ Tô' Hữu đã từng nói, để đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.
Câu 4. Nêu ý nghĩa của bài thơ:
Bài thơ ca ngợi tinh thần gan dạ dũg cảm của những người lính lái xe trong những năm kháng chiến chông Mĩ cứu nước. Họ đã vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khố dưới làn bom đạn của giặc Mĩ để tiếp tế súng đạn, lương thực cho bộ đội ta ở chiến trường đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.