01/06/2017, 11:44

Soạn bài Tấm lòng người dân

TIẾNG VIỆT 5 TẤM LÒNG NGƯỜI DÂN A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát bức tranh sau và cho biết (SGK/38). - Tranh vẽ những ai? - Tranh vẽ cảnh gì? Gợi ý: - Tranh vẽ các nhân vật: dì Năm, bé An, chú cán bộ, cai, lính. - Tranh vẽ cảnh tên cai và lính đang chĩa súng vào chú cán bộ, bé An đang ôm mẹ bị trói ...

TIẾNG VIỆT 5 TẤM LÒNG NGƯỜI DÂN A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát bức tranh sau và cho biết (SGK/38). - Tranh vẽ những ai? - Tranh vẽ cảnh gì? Gợi ý: - Tranh vẽ các nhân vật: dì Năm, bé An, chú cán bộ, cai, lính. - Tranh vẽ cảnh tên cai và lính đang chĩa súng vào chú cán bộ, bé An đang ôm mẹ bị trói bên mâm cơm đang ăn dở. 3. Ghép mỗi từ ngữ dưới đây với lời giải nghĩa phù hợp: a. Ráng (tiếng Nam Bộ) ...

  TẤM LÒNG NGƯỜI DÂN

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát bức tranh sau và cho biết (SGK/38).

- Tranh vẽ những ai?

- Tranh vẽ cảnh gì?

Gợi ý:

- Tranh vẽ các nhân vật: dì Năm, bé An, chú cán bộ, cai, lính.

- Tranh vẽ cảnh tên cai và lính đang chĩa súng vào chú cán bộ, bé An đang ôm mẹ bị trói bên mâm cơm đang ăn dở.

 

3. Ghép mỗi từ ngữ dưới đây với lời giải nghĩa phù hợp:

 a. Ráng

 (tiếng Nam Bộ)

 b. Quẹo vô

 (tiếng Nam Bộ) 

c. Thiệt

 (tiếng Nam Bộ) 

 d. Hổng thấy

 (tiếng Nam Bộ) 

e. Lẹ

 (tiếng Nam Bộ)  

 g. Cai

 

(1) ....: chức vụ thấp nhất trong quân đội thời trước, chỉ xếp trên lính thường.

(2) ...: không thấy. (3) ...: thật. (4) ...: rẽ vào.

(5) ...: nhanh. (6) ...: cố, cố gắng.

Gợi ý:

a - (6); b - (4); c - (3); d - (2); e - (5); g - (1). 

 

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?

2) Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?

3) Nối từng ô ở cột A với ô thích hợp ở cột B:

 Chi tiết trong đoạn kịch 

 Ý nghĩa của chi tiết kịch 

 a) Dì Năm nhận chú cán bộ là chồng

  1. cho thấy chú cán bộ hiểu ngay ý dì Năm,

 nhập vai rất nhanh.

 b) Chú cán bộ gọi dì Năm là “vợ tôi”

 2. cho thấy dì Năm cương quyết bảo vệ chú

 cán bộ cho dù bị bắn chết.

 c) Dì Năm xin bọn lính được nói nhưng không phải

 để khai ra chú cán bộ mà nói những lời chấp nhận

 cái chết, trăng trôi với hai cha con.

 3. cho thấy dì Năm rất nhanh trí và cho thấy

 người dân rất yêu quý và sẵn sàng bảo vệ

 người cách mạng.


4) Chi tiết nào bất ngờ làm em thích thú nhất trong đoạn kịch? Vì sao?

Gợi ý:

1) Chú cán bộ bị địch đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm.

2) Để cứu chú cán bộ, dì Năm vội đưa cho chú chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ như gia đình đang ăn cơm.

3) a - 2; b - 1; c - 3.

 

4) Khi tên cai doạ sẽ bắn nếu dì Năm nhận chú cán bộ là chồng thì dì bảo là để tui. Bọn chúng tưởng dì sợ sẽ khai. Hoá ra dì chấp nhận cái chết khi trăn trối cùng chồng và con khiến bọn giặc ngượng ngùng, xãu hố.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Thi xếp nhanh các từ vào nhóm thích hợp.

- Chuẩn bị: Hai nhóm chơi, mỗi nhóm có một bộ thẻ từ: giáo viên, đại uý, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, học sinh tiểu học, học sinh trung học, kĩ sư, bác sĩ, tiểu thương, chủ tiệm

- Từng bạn trong nhóm lấy một trong các thẻ từ.

- Thi xếp nhanh thẻ từ vào một trong 6 nhóm từ sau:

a. công nhân

b. Nông dân

c. Quân nhân

d. Trí thức

e. Doanh nhân

g. Học sinh

...

...

...

...

...

...

Gợi ý:

a) Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí.

b) Nông dân: thợ cấy, thợ cày.

c) Quân nhân: đại uý, trung sĩ.

d) Trí thức: giáo viên, kĩ sư, bác sĩ.

e) Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm.

g) Học sinh: học sinh tiểu học, học sinh trung học.

 

3. Đọc truyện “Con Rồng cháu Tiền” và trả lời câu hỏi (SGK/42, 43).

a) Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng hào?

Đồng bào: những người cùng giống nòi, cùng đất nước {đồng: cùng, bào: màng bọc thai nhi).

b) Tìm và ghi vào vở các từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là “cùng”).

M: - đồng hương (người cùng quê)

- đồng lòng (cùng một ý chí)

c) Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được.

Gợi ý:

a) Người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào vì đều được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.

Đồng bào: những người cùng giống nòi, cùng đất nước (đồng: cùng, bào: màng bọc thai nhi).

b) đồng nghiệp, đồng phục, đồng ca, đồng chí, đồng cảm.

c) Vào ngày học tiết Thể dục, chúng em đều mặc đồng phục. 

 

4. a) Ghi vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:

Em yêu màu tím Hoa cà, hoa sim M:

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

tím

 

i

m

...

...

...

...

b) Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt vào đâu.

- Cấu tạo của vần gồm những phần nào?

- Nêu nhận xét về vị trí dấu thanh của các cặp chữ sau:

 chí

 chị

  hoả

 hoạ

- Sự khác nhau về cách đặt vị trí dấu của dấu nặng với các dấu còn lại là gì?

Gợi ý

a)

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cu ôi

Em

 

E

m

yêu

 

U

màu

 

a

U

tím

 

i

m

Hoa

0

a

 

 

a

 

hoa

0

a

 

sim

 

i

m

 

b) - Vần gồm có âm đệm, âm chính và âm cuối.

- Vị trí dấu thanh đều đặt ở âm chính.

- Dấu nặng đặt bên dưới âm chính, các dấu khác đặt trên âm chính.

0