Soạn bài Sắc màu Việt Nam
TIẾNG VIỆT 5 SẮC MÀU VIỆT NAM A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Trò chơi: Thi tìm nhanh tên 7 sắc cầu vồng. Hai nhóm chơi. Từng người của mỗi nhóm lần lượt lên bảng viết tên gọi một màu trong 7 sắc cầu vồng. Gợi ý: Tên các màu của 7 sắc cầu vồng từ ngoài vào trong: đỏ, cam, vàng, lục (lá cây), lam (da trời), ...
TIẾNG VIỆT 5 SẮC MÀU VIỆT NAM A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Trò chơi: Thi tìm nhanh tên 7 sắc cầu vồng. Hai nhóm chơi. Từng người của mỗi nhóm lần lượt lên bảng viết tên gọi một màu trong 7 sắc cầu vồng. Gợi ý: Tên các màu của 7 sắc cầu vồng từ ngoài vào trong: đỏ, cam, vàng, lục (lá cây), lam (da trời), chàm (lam sẫm), tím. 2. Thảo luận, trả lời câu hỏi: 1) Bạn nhỏ trong bài thơ yêu những màu sắc nào? 2) Mỗi màu sắc gợi ra trong trí tưởng tượng của bạn nhỏ ...
SẮC MÀU VIỆT NAM
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Trò chơi: Thi tìm nhanh tên 7 sắc cầu vồng.
Hai nhóm chơi. Từng người của mỗi nhóm lần lượt lên bảng viết tên gọi một màu trong 7 sắc cầu vồng.
Gợi ý:
Tên các màu của 7 sắc cầu vồng từ ngoài vào trong: đỏ, cam, vàng, lục (lá cây), lam (da trời), chàm (lam sẫm), tím.
2. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Bạn nhỏ trong bài thơ yêu những màu sắc nào?
2) Mỗi màu sắc gợi ra trong trí tưởng tượng của bạn nhỏ những hình ảnh gì?
Chọn một màu em thích và ghi lại. M:
Màu sắc |
Hình ảnh |
Màu đỏ |
Máu trong tim |
Lá cờ Tổ quốc |
|
Khăn quàng đội viên |
Gợi ý:
1) Bạn nhỏ yêu những màu sắc: màu đỏ, màu xanh lục, xanh lam, màu vàng, màu trắng, màu đen, màu tím, màu nâu.
2) Mỗi màu sắc gợi ra trong trí tưởng tượng của bạn nhỏ những hình ảnh:
- Màu đỏ: máu của con tim, lá cờ Tổ quốc, khăn quàng đỏ.
- Màu xanh: đồng bằng, rừng núi, biển, bầu trời.
- Màu vàng: lúa chín, hoa cúc mùa thu, nắng trời.
- Màu trắng: trang giấy tập, hoa hồng bạch, mái tóc bạc của bà.
- Màu đen: hòn than, đôi mắt bé ngoan, màn đêm.
- Màu tím: hoa cà, hoa sim, chiếc khăn của chị, màu mực em viết trong vở.
- Màu nâu: áo của mẹ đã sờn, đất đai, gỗ rừng.
3) Bạn nhỏ yêu tất cả sắc màu của Việt Nam. Bạn nhỏ rất yêu quê hương, đất nước.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Dựa vào dàn ý đã lập ở bài 1C, em hãy viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
a) Gợi ý:
- Câu mở đoạn: Giới thiệu cảnh vật vào buổi sáng (hoặc buổi trưa, buổi chiều). (VD: cảnh rừng vào buổi trưa, cảnh khu vườn vào lúc bình minh đang lên...).
- Các câu tiếp theo trong đoạn: Tả từng hình ảnh, chi tiết cụ thể của cảnh theo thời gian xác định, thể hiện sự quan sát cảnh vật bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,...); chú ý dùng nhiều từ ngữ gợi tả, dùng biện pháp so sánh, nhân hoá để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.
b) Em có thể tham khảo những đoạn văn, bài văn sau:
- Đoạn văn tả buổi sáng trên cánh đồng (SGK/31).
- Đoạn văn tả buổi chiều trên cánh đồng (SGK/32).
- Bài văn tả chiều tối (SGK/32).
Gợi ý:
Tiếng gà gáy lanh lảnh, vang vọng giữa cánh đồng bát ngát.
Mặt trời đỏ hồng dần nhô lên phía chân trời đằng đông. Những khoảng mênh mông như chao động theo từng cơn gió nhẹ nhuốm hơi sương lạnh. Vô số thảm lúa xanh rì nhấp nhô những phiến lá ươn ướt.
Cánh đồng bớt vắng hơn với các cô chú nông dân vai vác dụng cụ làm nông, tay xách thức ăn, nước uống chuẩn bị cho bữa sáng sau khi xong công việc.
Đám trẻ nhỏ xúm xít bày trò chơi trên bờ, dưới những gốc cầy to nhiều bóng râm. Từng đàn ong bướm lượn lờ quanh những cánh hoa chớm nở. Trong vòm cây, bản hoà tấu của các loài chim làm trong mát thêm cho không khí của làng quê.
2. Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng hoặc danh nhân của nước ta.
Gợi ý
Tham khảo truyện đọc lớp 5.