05/02/2018, 10:40

Soạn bài Số phận con người lớp 12 - Sô-lô-khốp

Hướng dẫn các bạn soạn bài Số phận con người của M. Sô-lô-khốp trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 12 ngắn gọn đơn giản M. Sô-lô-khốp – Nhà văn tài hoa người Nga M. Sô-lô-khốp là một nhà văn lỗi lạc của Nga. Các tác phẩm của ông dược dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.. ông M. Sô-lô-khốp ...

Hướng dẫn các bạn soạn bài Số phận con người của M. Sô-lô-khốp trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 12 ngắn gọn đơn giản M. Sô-lô-khốp – Nhà văn tài hoa người Nga M. Sô-lô-khốp là một nhà văn lỗi lạc của Nga. Các tác phẩm của ông dược dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.. ông M. Sô-lô-khốp là một nhà văn có tài, ông được liệt vào hàng các nhà văn lớn thế kỉ XX. Một trong nhưng tác phẩm tiêu biểu của ông là Số phận con người, là một cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực. chúng ta cùng đi tìm hiểu tác phẩm. Câu 1: hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô-cô-lốp sau khi chiên tranh kết thết và trước khi gặp bé Va-ni-a được miêu tả như thế nào? Trả lời: Hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô-cô-lốp sau khi chiên tranh kết thết và trước khi gặp bé Va-ni-a chứa đầy những cay đắng, bất hạnh: chiến đấu chừng 1 năm, bị thương nhẹ hai lần vào chân và tay. Tiếp đó 2 năm bị đày đọa trong các trại tù binh Đức. năm 1944, sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ, tù binh, anh được biết một tin đau đớn: vợ và con của anh bị bom của phát xít giết hại. An-đrây Xô-cô-lốp đã chịu những mất mát ghê gớm, nhưng đó không phải một ngoại lệ hiếm hoi, mà là một trường hợp khá tiêu biểu cho 25 triệu người xô viết đã hi sinh. Sau chiến tranh, thứ chờ đợi An-đrây Xô-cô-lốp là vực thẳm của nạn nghiện rượu. bị đẩy vào tình cảnh bi đát, con người thiếu bản lĩnh sẽ rơi vào bất lực, bế tắc. bao quanh anh chính là sự tuyệt vọng và cô đơn, âm thầm và lặng lẽ. hoàn cảnh và số phận của An-đrây Xô-cô-lốp đã thể hiện sinh động nhưng nỗi đau đớn, bi kịch của con người trong chiến tranh. Câu 2: việc An-đrây Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm con nuôi có tác động lớn lao đến hai cha con như thế nào? Tâm hồn thơ ngây của bé Va-ni-a và lòng nhân hậu của An-đrây Xô-cô-lốp được biểu hiện như thế nào? Điểm nhìn của người kể chuyện có giống điểm nhìn của nhân vật không? Trả lời: Tình yêu thương có thể chữa lành những vết thương trong tâm hồn con người. chính lòng nhân ái giúp cho hai con người cô đơn, côi cút có thể vượt qua số phận bi kịch của chính mình và tìm đến sửa ấm cho nhau: “Tôi thức giấc, thấy nó rúc vào nách tôi như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khe khẽ, tôi thấy lòng vui không lời nào tả xiết!”. “Đêm đêm khi thì nhìn nó ngủ, khi thì thơm mái tóc xù của nó, trái tim tôi đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ, nay trở nên êm dịu hơn...” Điểm nhìn của nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp hoàn toàn trùng khớp với điểm nhìn của tác giả: “Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh.”. đó là một điểm nhìn chan chứa yêu thương, hướng tới cuộc sống bình yên, tâm hồn trong sang của trẻ thơ, đậm đà giá trị nhân đạo. Câu 3: An-đrây Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn như thế nào? Trả lời: Cuộc đời cô đơn và đau khổ của An-đrây Xô-cô-lốp với những khó khan chồng chất đã được nhà văn miêu tả hết sức sinh động, chân thực. câu chuyện xe ô tô của anh quyệt phải con bò, chính là câu chuyện về kế sinh nhai, nghe qua tưởng bông đùa, dí dỏm, nhưng ngẫm lại mới thấy xót đau, chua chat: “Con bò đứng dậy, ve vẩy đuôi rồi chạy vào ngõ hẻm, còn tôi thì bị tước bằng lái.” Câu 4: nhận xét thái độ của người kể chuyện. ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm. Trả lời: Nhà văn tin tưởng vào một thế hệ tương lai qua hình ảnh chú bé Va-ni-a. nhà văn tin vào sức amjnh tiềm ẩn và những cống hiến thầm lặng mà to lớn của thế hệ những An-đrây Xô-cô-lốp nói riêng và con người Nga nói chung trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đoạn cuối là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội với số phận cá nhân bất hạnh. Đoạn trữ tình ngoại đề này là đoạn văn thể hiện tập trung ý nghĩa, tư tương của cả đoạn trích. Câu 5: theo anh chị, qua đoạn trích này, Sô-lô-khốp nghĩ gì về số phận con người? Trả lời: Với Sô-lô-khốp, số phận con người gặp rất nhiều bất hạnh, nỗi đau, sự mất mát. Theo ông, con người cần biết dựa vào nhau để có được hạnh phúc. Điều đó giống như Xô-cô-lôp đã được vợ chồng người bạn cưu mang, giống như An-đrây Xô-cô-lốp và Va-ni-a đã đến với nhau để tìm chỗ dựa hạnh phúc của mình. Xem thêm: Soạn bài Rừng xà nu lớp 12 - Nguyễn Trung Thành

Hướng dẫn các bạn soạn bài Số phận con người của M. Sô-lô-khốp trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 12 ngắn gọn đơn giản


M. Sô-lô-khốp – Nhà văn tài hoa người Nga

M. Sô-lô-khốp là một nhà văn lỗi lạc của Nga. Các tác phẩm của ông dược dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.. ông M. Sô-lô-khốp là một nhà văn có tài, ông được liệt vào hàng các nhà văn lớn thế kỉ XX. Một trong nhưng tác phẩm tiêu biểu của ông là Số phận con người, là một cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực. chúng ta cùng đi tìm hiểu tác phẩm.

Câu 1: hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô-cô-lốp sau khi chiên tranh kết thết và trước khi gặp bé Va-ni-a được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô-cô-lốp sau khi chiên tranh kết thết và trước khi gặp bé Va-ni-a chứa đầy những cay đắng, bất hạnh: chiến đấu chừng 1 năm, bị thương nhẹ hai lần vào chân và tay. Tiếp đó 2 năm bị đày đọa trong các trại tù binh Đức. năm 1944, sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ, tù binh, anh được biết một tin đau đớn: vợ và con của anh bị bom của phát xít giết hại. An-đrây Xô-cô-lốp đã chịu những mất mát ghê gớm, nhưng đó không phải một ngoại lệ hiếm hoi, mà là một trường hợp khá tiêu biểu cho 25 triệu người xô viết đã hi sinh.
Sau chiến tranh, thứ chờ đợi An-đrây Xô-cô-lốp là vực thẳm của nạn nghiện rượu. bị đẩy vào tình cảnh bi đát, con người thiếu bản lĩnh sẽ rơi vào bất lực, bế tắc. bao quanh anh chính là sự tuyệt vọng và cô đơn, âm thầm và lặng lẽ. hoàn cảnh và số phận của An-đrây Xô-cô-lốp đã thể hiện sinh động nhưng nỗi đau đớn, bi kịch của con người trong chiến tranh.

Câu 2: việc An-đrây Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm con nuôi có tác động lớn lao đến hai cha con như thế nào? Tâm hồn thơ ngây của bé Va-ni-a và lòng nhân hậu của An-đrây Xô-cô-lốp được biểu hiện như thế nào? Điểm nhìn của người kể chuyện có giống điểm nhìn của nhân vật không?
Trả lời:
Tình yêu thương có thể chữa lành những vết thương trong tâm hồn con người. chính lòng nhân ái giúp cho hai con người cô đơn, côi cút có thể vượt qua số phận bi kịch của chính mình và tìm đến sửa ấm cho nhau: “Tôi thức giấc, thấy nó rúc vào nách tôi như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khe khẽ, tôi thấy lòng vui không lời nào tả xiết!”. “Đêm đêm khi thì nhìn nó ngủ, khi thì thơm mái tóc xù của nó, trái tim tôi đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ, nay trở nên êm dịu hơn...”
Điểm nhìn của nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp hoàn toàn trùng khớp với điểm nhìn của tác giả: “Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh.”. đó là một điểm nhìn chan chứa yêu thương, hướng tới cuộc sống bình yên, tâm hồn trong sang của trẻ thơ, đậm đà giá trị nhân đạo.

Câu 3: An-đrây Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn như thế nào?
Trả lời:
Cuộc đời cô đơn và đau khổ của An-đrây Xô-cô-lốp với những khó khan chồng chất đã được nhà văn miêu tả hết sức sinh động, chân thực. câu chuyện xe ô tô của anh quyệt phải con bò, chính là câu chuyện về kế sinh nhai, nghe qua tưởng bông đùa, dí dỏm, nhưng ngẫm lại mới thấy xót đau, chua chat: “Con bò đứng dậy, ve vẩy đuôi rồi chạy vào ngõ hẻm, còn tôi thì bị tước bằng lái.”

Câu 4: nhận xét thái độ của người kể chuyện. ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm.
Trả lời:
Nhà văn tin tưởng vào một thế hệ tương lai qua hình ảnh chú bé Va-ni-a. nhà văn tin vào sức amjnh tiềm ẩn và những cống hiến thầm lặng mà to lớn của thế hệ những An-đrây Xô-cô-lốp nói riêng và con người Nga nói chung trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đoạn cuối là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội với số phận cá nhân bất hạnh. Đoạn trữ tình ngoại đề này là đoạn văn thể hiện tập trung ý nghĩa, tư tương của cả đoạn trích.

Câu 5: theo anh chị, qua đoạn trích này, Sô-lô-khốp nghĩ gì về số phận con người?
Trả lời:
Với Sô-lô-khốp, số phận con người gặp rất nhiều bất hạnh, nỗi đau, sự mất mát. Theo ông, con người cần biết dựa vào nhau để có được hạnh phúc. Điều đó giống như Xô-cô-lôp đã được vợ chồng người bạn cưu mang, giống như An-đrây Xô-cô-lốp và Va-ni-a đã đến với nhau để tìm chỗ dựa hạnh phúc của mình.

Xem thêm:
0