12/01/2018, 17:42

Soạn bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả trang 27 SGK Văn 6

Soạn bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả trang 27 SGK Văn 6 Câu 1: Đọc các đoạn văn trong mục I SGk và trả lời các câu hỏi. Câu 2: Đoạn văn sau đây của Đoàn Giỏi đã bị lược đi một số chữ: ...

Soạn bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả trang 27 SGK Văn 6

Câu 1: Đọc các đoạn văn trong mục I SGk và trả lời các câu hỏi. Câu 2: Đoạn văn sau đây của Đoàn Giỏi đã bị lược đi một số chữ:

Câu 1: Đọc các đoạn văn trong mục I SGK và trả lời các câu hỏi:

a)     Mỗi đoạn văn trên giúp em hình dung được những đặc điểm nổi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu tả?

b)    Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ờ những từ ngữ và hình ảnh nào? Để viết được các đoạn văn trên, người viết cần có năng lực gì?

c)     Hãy tìm những câu vãn có sự liên tưởng và so sánh trong mỗi đoạn. Sự tưởng tượng và so sánh ấy có gì độc đáo?

Trả lời:

a)    Đoạn 1: Tái hiện lại hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của chú Dế Choắt.

Đoạn 2: Đặc tả quang cảnh vừa đẹp vừa thơ mộng vừa mênh mông, hùng vĩ của sông nước Cà Mau

Đoạn 3: Miêu tả hình ảnh đầy sức sống của cây gạo và mùa xuân.

b)    Những đặc điểm trên được thể hiện qua các hlnh ảnh và từ ngữ trong mỗi đoạn:

-  Đoạn 1: gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

-  Đoạn 2: Giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng xanh, rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm như thác.

-  Đoạn 3: Chim ríu rít, cây gạo - tháp đèn khổng lồ, ngàn hoa lửa, ngàn búp nõn nến trong xanh.

*  Để viết được các đoạn văn trên người viết cần có năng lực cơ bản là: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.

c)     Những câu văn có sự tưởng tượng và so sánh trong các đoạn văn:

-  Như gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo ghi-lê.

-  Như mạng nhện, như thác, như người bơi ếch, như dãy trường thành vô tận.

-  Như tháp đèn, như ngọn lửa, như nến xanh ...

*   Các hình ảnh so sánh, tưởng tượng, liên tưởng trên đều đặc sắc vì nó thể hiện đúng, rõ hơn về đối tượng và gây bất ngờ, lí thú cho người đọc. Chẳng hạn: So sánh dáng vẻ “gầy gò và dài lêu nghêu” của Dế Choắt với dáng vẻ của “gã nghiện thuốc phiện” đã gợi lên trong người đọc hình ảnh một chú Dế Choắt đi đứng xiêu vẹo, lờ đờ, ngật ngưỡng trông rất bệ rạc .. 

Câu 2: Đoạn văn sau đây của Đoàn Giỏi đã bị lược đi một số chữ:

Dòng sông Năm Căn mênh mỏng, nước (...) đổ ra biển ngày đêm (...), cá nước bơi hàng đàn đen trũi (...) giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất (...).

Em hãy so sánh với đoạn nguyên văn ở mục 1 đoạn 2 SGK- tr 27 để chỉ ra đoạn này đã bỏ đi những chữ gì? Những chữ bị bỏ đó đã ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả này như thế nào?

Trả lời:

Những chữ bị bỏ đi là: ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch như hai dãy trường thành vô tận.

Những chữ bị bỏ đi đều là động từ, tính từ, những so sánh, liên tưởng và tưởng tượng, làm cho đoạn văn trở nên chung chung và khô khan, không sinh động, gợi cảm.

0