24/04/2018, 07:23

Soạn bài Phú Sông Bạch Đằng (ngắn gọn) - Trương Hán Siêu

Câu 1: Bố cục bài thơ gồm 4 phần - Phần 1 – mở (từ đầu… còn lưu) : cảm xúc nhân vật khách trước sông Bạch Đằng. - Phần 2 – giải thích (tiếp… ca ngợi) : Các bô lão kể lại chiến tích trên sông. - Phần 3 – bình luận (tiếp…chừ lệ chan) : Lời bình của các bô lão về ...

Câu 1:

Bố cục bài thơ gồm 4 phần

- Phần 1 – mở (từ đầu… còn lưu) : cảm xúc nhân vật khách trước sông Bạch Đằng.

- Phần 2 – giải thích (tiếp… ca ngợi) : Các bô lão kể lại chiến tích trên sông.

- Phần 3 – bình luận (tiếp…chừ lệ chan) : Lời bình của các bô lão về chiến thắng.

- Phần 4 – kết (còn lại) : Khẳng định vai trò và đức độ con người.

- Vị trí chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử : ghi dấu nhiều chiến công hiển hách (phá quân Nam Hán, đánh tan Mông – Nguyên).

- Đề tài sông Bạch Đằng là nguồn cảm hứng bất tận cho văn thơ (Nguyễn Trãi, Trương Hán Siêu, Nguyễn Sưởng…).

Câu 2:

   - Mục đích dạo chơi : thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên và nghiên cứu cảnh trí đất nước  người yêu thiên nhiên, mang tính tráng sĩ phóng khoáng, mạnh mẽ.

   - Khách đã “đi qua” : địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ,…) thể hiện tráng chí bốn phương, hiểu biết phong phú, có hoài bão ; địa danh của đất Việt (cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng) – cụ thể, đương đại, thể hiện tình yêu đất nước, tâm hồn ưu ái.

Câu 3:

   “Khách” mang tâm trạng buồn vui lẫn lộn, vui trước cảnh hùng vĩ thơ mộng “bát ngát sóng kình, thướt tha đuôi trĩ…”, phấn khởi tự hào trước dòng sông từng ghi bao chiến tích “gãy giáo”, “xương khô”, nhưng cũng lặng buồn vì cảnh xưa, dấu tích xưa giờ đìu hiu hoang vắng “Buồn vì cảnh thảm”, tiếc thương những người anh hùng đã khuất “Thương nỗi anh hùng”, “tiếc thay”.

Câu 4:

   - Hình tượng các bô lão : là người dân địa phương, là phân thân của tác giả, là hình ảnh tập thể xuất hiện như một sự hô ứng, tạo không khí đối đáp tự nhiên, kể cho khách nghe về những chiến tích lịch sử trên sông Bạch Đằng.

   - Các bô lão kể chuyện với giọng đầy nhiệt huyết, tự hào, lời lẽ cô đọng. Các chiến tích được tái hiện bằng cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ…, đó là sức mạnh, khí thế dũng mãnh như hổ báo của các chiến sĩ đời Trần, trận đánh mang tầm vóc kì vĩ. Và cuối cùng, ý chí yêu nước cùng sức mạnh chính nghĩa của quân ta đã chiến thắng vang dội.

   - Qua lời bình của các bô lão, có thể nhận thấy yếu tố quan trọng nhất làm nên chiến thắng không chỉ là “đất hiểm” mà cốt ở “đức cao” của con người.

Câu 5:

Lời ca của các vị bô lão và lời ca nối tiếp của “khách” nhằm khẳng định :

   - Chân lí “Những người bất nghĩa tiêu vong - Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”

   - Ca ngợi hai vị vua anh minh đời Trần.

   - Bày tỏ khát vọng hòa bình muôn thuở trên đất nước.

   - Ca ngợi đường lối giữ nước “đất hiểm”, “đức cao” của vương triều Trần.

Câu 6:

   - Nội dung : thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước những chiến công trên sông Bạch Đằng. Ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc. Thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao con người trong lịch sử.

   - Nghệ thuật : “đỉnh cao nghệ thuật của thể phú”, với cấu tứ đơn giản, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, hình tượng sinh động, ngôn từ lắng đọng.

II. Luyện tập

Bài 1: Học sinh học thuộc lòng một số câu thơ trong bài mà mình thích.

Bài 2: So sánh đoạn kết bài “Phú sông Bạch Đằng” với bài thơ “Sông Bạch Đằng” (Nguyễn Sưởng).

   - Lời ca của khách kết thúc bài Phú sông Bạch Đằng : ca ngợi sự anh minh của hai vị thánh quân, ca ngợi chiến tích của sông Bạch Đằng, khẳng định chân lí “cốt mình đức cao”.

   - So sánh : cả hai bài đều thể hiện niềm tự hào về những chiến công của dân tộc trong công cuộc chống xâm lược và đều khẳng định vị trí, vai trò quyết định của con người. Khác nhau cơ bản ở hai bài này là mức độ vai trò của con người : Trương Hán Siêu đề cao vai trò con người hơn “cốt mình đức cao”, còn Nguyễn Sưởng thì san bằng “Nửa do sông núi, nửa do người”.

Zaidap.com

0