Soạn bài Trình bày một vấn đề (ngắn gọn)
Luyện tập Câu 1. (1) Bắt đầu trình bày tương ứng với các câu: - Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là… - Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tôi tên là… làm việc ở cơ quan… / công ty… ...
Luyện tập
Câu 1.
(1) Bắt đầu trình bày tương ứng với các câu:
- Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là…
- Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tôi tên là… làm việc ở cơ quan… / công ty…
- Trước khi bắt đầu, cho phép tôi nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở công ty … trong … năm …
(2) Trình bày nội dung chính tương ứng với các câu:
- Đã xem xét tất cả các phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án…
- Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu của đề tài. Thứ nhất…
(3) Chuyển qua chủ đề khác tương ứng với các câu:
- Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để đảm bảo công việc xử lí chất thải…
(4) Tóm tắt và kết thúc vấn đề tương ứng với các câu:
- Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên ở lúc mở đầu…
- Giờ tôi sắp kết thúc bài nói, và đến đây, tôi muốn một lẫn nữa lướt qua những điểm chính đã nêu…
Câu 2.
a. Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày:
- Nhận xét về văn hóa ứng xử hàng ngày của thanh niên, học sinh ngày nay, những biểu hiện tốt và chưa tốt (có thể nhận xét về cách ứng xử trên xe buýt, lúc xếp hàng…).
- Nêu lí do tại sao cần có nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày (làm cho con người trở nên đáng yêu, tạo cảm tình cho người xung quanh, tạo cái nhìn thiện cảm với bạn bè quốc tế…).
- Biểu hiện của sự thanh lịch trong ứng xử hàng ngày (nhường ghế ngồi trên xe buýt, xếp hàng trật tự, dừng xe đúng vạch quy định, đi khẽ, nói khẽ và cười thật nhẹ…)
b. Nghệ thuật gây thiện cảm:
- Trong giao tiếp việc “gây được thiện cảm” sẽ có lợi như thế nào (sẽ dễ dàng thành công trong việc thuyết phục người khác theo ý mình, sẽ có nhiều bạn bè hơn, được nhiều người giúp đỡ trong công việc, cuộc sống…).
- Làm gì để gây được thiện cảm trong giao tiếp (nói năng đúng mực, lễ độ, quan tâm tới đối tượng giao tiếp, chân thành, vui vẻ, nét mặt tươi tắn…).
c. Thần tượng tuổi học trò:
- Đối tượng mà học trò thần tượng là những người như thế nào (thần tượng của học trò thường là các ca sĩ, diễn viên… nổi tiếng).
- Tình cảm thần tượng của học trò có bền vững không (dễ thay đổi).
- Thần tượng có ảnh hưởng như thế nào đối với việc học tập, lối sống, cách suy nghĩ của học trò (học trò thích bắt chước lối sống, cách ăn mặc, cách nói năng… của thần tượng. Có khi nhờ việc thần tượng mà học trò có ý thức học tập tốt hơn, và có khi ngược lại).
- Người lớn nên có thái độ thế nào đối với tình cảm thần tượng của con em mình (người lớn nên tôn trọng tình cảm thần tượng của con em mình và hướng tình cảm đó theo hướng tích cực).
d. Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp:
- Môi trường ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống, sức khỏe của con người.
- Nhận xét về tình trạng của môi trường trái đất hiện nay (nêu số liệu cụ thể về nạn chặt phá rừng, số lượng chất thải, khí thải…).
- Con người nên có những việc làm gì để môi trường được xanh, sạch, đẹp (trồng rừng, xử lí chất thải, bảo vệ nguồn nước…).
e. An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người:
- Nêu các số liệu về các tai nạn giao thông và những thiệt hại về người và của, vật chất và tinh thân mà tai nạn giao thông đã đem đến cho mọi người (số liệu thực tế từ sách báo).
- Nêu lí do chủ yếu của các vụ tai nạn giao thông (phóng nhanh, vượt ẩu, người điều khiển giao thông không có kiến thức về luật giao thông…).
- Con người khi lưu thông trên đường cần phải làm gì để được an toàn giao thông (chạy với tốc độ cho phép, đội nón bảo hiểm, tuân thu luật lệ giao thông…).
Zaidap.com