01/06/2017, 11:06

Soạn bài phong cách ngôn ngữ khoa học tiếp theo

Soạn bài phong cách ngôn ngữ khoa học tiếp theo 1. Phân tích ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học (tính trừu tượng, khái quát; tính lí trí, logic, tính phi cá thể). Từ đó rút ra khái niệm về phong cách ngôn ngữ khoa học. Gợi ý: 1.1. Đặc điểm a. Tình trừu tượng, khái quát - Biểu ...

Soạn bài phong cách ngôn ngữ khoa học tiếp theo 1. Phân tích ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học (tính trừu tượng, khái quát; tính lí trí, logic, tính phi cá thể). Từ đó rút ra khái niệm về phong cách ngôn ngữ khoa học. Gợi ý: 1.1. Đặc điểm a. Tình trừu tượng, khái quát - Biểu hiện: việc dùng các thuật ngữ khoa học. - Thuật ngữ khoa học luôn mang tính khái quát, trừu tượng vì nó là kết quả của quá trình khái quát từ những biểu hiện cụ thể. - Thuật ...

1. Phân tích ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học (tính trừu tượng, khái quát; tính lí trí, logic, tính phi cá thể). Từ đó rút ra khái niệm về phong cách ngôn ngữ khoa học.

Gợi ý:

1.1. Đặc điểm

a. Tình trừu tượng, khái quát

- Biểu hiện: việc dùng các thuật ngữ khoa học.

- Thuật ngữ khoa học luôn mang tính khái quát, trừu tượng vì nó là kết quả của quá trình khái quát từ những biểu hiện cụ thể.

- Thuật ngữ khoa học được phân chia theo các ngành khoa học.

b. Tính lí trí, logic

- Biểu hiện: câu văn, đoạn văn, cấu tạo văn bản

+ Câu văn: chuẩn cú pháp, nhận định, đánh giá chính xác, logic chặt chẽ.

+ Đoạn văn, văn bản: có sự liên kết chặt chẽ và mạch lạc.

- Câu văn của văn bản khoa học không phải do cảm nhận chủ quan, do cảm xúc mà là sản phẩm của tư duy khoa học.

c. Tính phi cá thể

- Biểu hiện: Câu văn trong văn bản khoa học có sắc thái trung hòa, ít cảm xúc.

- Khoa học có tính khách quan cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân.

1.2. Khái niệm

Phong cách ngôn ngữ khoa học là phong cách ngôn ngữ dùng trong phạm vi giao tiếp của lĩnh vực khoa học.

2. Sự khác nhau giữa ngôn ngữ thông thường với các ngôn ngữ khoa học

Gợi ý:

- Thuật ngữ khoa học, chứa đựng khái niệm cơ bản của chuyên ngành khoa học. Nó có tính khái quát, tính trừu tượng và tính hệ thống.

- Từ ngữ trong lời nói hàng ngày: cụ thể, giàu sắc thái biểu cảm.

3. Tìm và sữa chữa câu sai phong cách

Gợi ý:

Ví dụ về câu sai phong cách:

1. Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trong giai đoạn trước cách mạng.

2. Tố Hữu là nhà văn cách mạng của nước ta.

3. Truyền kì mạn lục là một công trình có giá trị của văn học cổ nước ta thế kỉ XV.

4. Viết một đoạn văn với yêu cầu văn phong khoa học.

Gợi ý

Các em có thể tham khảo nhiều bài viết, đoạn văn khoa học (các bài văn mẫu, các báo cáo khoa học…). Tập viết theo một chủ đề nào đó, sau đó chỉ ra các đặc điểm về phong cách ngôn ngữ khoa học, khác với lời nói hàng ngày như thế nào.

0