Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (ngắn gọn)
Câu 1: Phân biệt giữa nghị luận và chính luận: ● Nghị luận + Là một phương pháp tư duy (diễn giảng, lập luận, bàn bạc). Một kiểu làm văn trong nhà trường (nghị luận văn chương, nghị luận xã hội) + Sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực khi cần trinh bấy diễn đạt. ● Chính luận. ...
Câu 1:
Phân biệt giữa nghị luận và chính luận:
● Nghị luận
+ Là một phương pháp tư duy (diễn giảng, lập luận, bàn bạc). Một kiểu làm văn trong nhà trường (nghị luận văn chương, nghị luận xã hội)
+ Sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực khi cần trinh bấy diễn đạt.
● Chính luận.
+ Là một phong cách ngôn ngữ độc lập với phông cách ngôn ngữ khác.
+ Chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bầy quan điểm về vấn đề chính trị.
Câu 2:
Đây là đoạn văn theo phong cách ngôn ngữ chính luận vì:
+ Mục đích của đoạn trích: trình bày, đánh giá vấn đề mang tính thời sự, chính trị: tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Dùng ngôn ngữ chính luận: nhiều từ chính trị: Dân ta, tổ quốc, yêu nước, xâm lăng, bán nước, cướp nước…
+ Câu văn ngắn gọn, mạch lạc chặt chẽ có sức thuyết phục.
+ Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, hình ảnh so sánh cụ thể ⟹ sức hấp dẫn và truyền cảm
+ Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về truyền thống yêu nước.
Câu 3:
- Thể hiện rõ lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến, thái độ dứt khoát với thực dân Pháp, kêu gọi cả nước quyết tâm đánh giặc
- Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, luận cứ đáng tin cậy, logic, khoa học, có sức thuyết phục cao:
+ Nêu tình thế chúng ta phải chiến đấu: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.”
“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”
+ Chúng ta chiến đấu bằng vũ khí gì: súng, gươm ,cuốc, thuổng, gậy gộc khẳng định đó là cuộc chiến tranh nhân dân
+ Tinh thần quyết tâm chiến đấu để giữ nước: “bất kì người Việt Nam nào với bất kì phương tiện gì cũng có thể dùng làm vũ khí đều phải đứng lên chống Pháp” (từ ngữ giản dị: đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ; vũ khí: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc...).
+ Thể hiện niềm tin vào chiến thắng: “Nhất định thắng lợi, độc lập, thống nhất. Khẳng định niềm tin chiến thắng của chúng ta.”
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phơi bày dã tâm xâm lược của kẻ thù.
- Giải thích, thuyết phục mọi người cần tham gia đánh giặc cứu nước như thế nào
⟶ xác đáng, chặt chẽ
- Giọng văn hùng hồn, đanh thép, có sức truyền cảm manh mẽ.
Zaidap.com