Soạn bài Tóm tắt tiểu sử (ngắn gọn)
Bài tập 1: Các trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt: c, d. Bài tập 2: Những điểm giống và khác nhau giữa các văn bản tiểu sử tóm tắt a, Giống nhau: - Các văn bản tiểu sử tóm tắt, sơ yếu lý lịch, điếu văn, thuyết minh đều viết về một nhân vật nào đó. - Tiểu sử tóm tắt ...
Bài tập 1:
Các trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt: c, d.
Bài tập 2:
Những điểm giống và khác nhau giữa các văn bản tiểu sử tóm tắt
a, Giống nhau:
- Các văn bản tiểu sử tóm tắt, sơ yếu lý lịch, điếu văn, thuyết minh đều viết về một nhân vật nào đó.
- Tiểu sử tóm tắt thường gồm 4 phần:nhân thân, hoạt động xã hội, đóng góp, đánh giá. Dùng văn phong cô đọng, rõ ràng, không sử dụng các biện pháp tu từ.
b,
Các văn bản điếu văn, sơ yếu lý lịch, thuyết minh có thể sử dụng tiểu sử tóm tắt ở những vị trí thích hợp tùy theo yêu cầu, nhưng có thể có thêm các phần:
+ Tiểu sử tóm tắt và điếu văn: Khác nhau về mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. Điếu văn được sử dụng để đọc trong lễ truy điệu nên ngoài phần tiểu sử của người đã mất còn có thêm nhiều nội dung khác: tiếc thương người đã mất, chia buồn với gia quyến.
+ Tiểu sử tóm tắt và sơ yếu lý lịch:
• Sơ yếu lý lịch do bản thân viết, tiểu sử tóm tắt là do người khác viết.
• Sơ yếu lý lịch là văn bản hành chính, thường có mẫu cố định, nhấn mạnh đến nhân thân và các mối quan hệ, có thể có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
• Tiểu sử không cần nêu chi tiết mọi quan hệ xã hội mà tập trung vào những mối quan hệ có tác động đến người được viết tiểu sử, nhấn mạnh đến cống hiến, đóng góp của người được viết, không cần xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
+ Tiểu sử tóm tắt và văn bản thuyết minh: Văn bản thuyết minh có đối tượng rộng hơn (người, vật, danh lam thắng cảnh). Tùy đối tượng, mục đích, nội dung mà có thể nhấn mạnh, khắc sâu vào những phần khác nhau. Về hành văn, văn bản thuyết minh còn yêu cầu cách diễn đạt phong phú giàu hình ảnh và biểu cảm.
Zaidap.com