Soạn bài ôn tập truyện lớp 9
Soạn bài ôn tập truyện lớp 9 Câu 1. STT Tên tác phẩm Tác giả Nước Năm sáng tác Tóm tắt nội dung 1 Làng Kim Lân Việt nam 1948 Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo ... Câu 1. STT ...
Soạn bài ôn tập truyện lớp 9 Câu 1. STT Tên tác phẩm Tác giả Nước Năm sáng tác Tóm tắt nội dung 1 Làng Kim Lân Việt nam 1948 Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo ...
Câu 1.
STT |
Tên tác phẩm |
Tác giả |
Nước |
Năm sáng tác |
Tóm tắt nội dung |
1 |
Làng |
Kim Lân |
Việt nam |
1948 |
Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. |
2 |
Lặng lẽ Sa Pa |
Nguyễn Thành Long |
Việt Nam |
1970 |
Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. |
3 |
Chiếc lược ngà |
Nguyễn Quang Sang |
Việt Nam |
1966 |
Câu chuyện éo le và cảm động về hai cho con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó, truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. |
4 |
Cố hương |
Lỗ Tấn |
Trung Quốc |
Trong tập Gào thét (1932) |
Trong chuyến thăm quê, nhân vật “tôi” đã chứng kiến những đổi thay theo hướng suy tàn của làng quê và cuộc sống người nông dân. Qua đó, truyện miêu tả thực trạng của xã hội nông thôn Trung Hoa đương thời đang đi vào tiêu điều và suy ngẫm về con đường đi của người nông dân và cả xã hội. |
5 |
Những đứa trẻ |
Mác-xim Go-rơ-ki |
Nga |
Trích tiểu thuyết thời thơ ấu (1913 – 1914) |
Câu chuyện về tình bạn nảy nở giữa chú bé nhà nghèo A-li-ô-sa với những đứa trẻ con viên sĩ quan, sống thiếu tình thương ở bên hàng xóm. Qua đó khẳng định tình cảm hồn nhiên, trong sáng của trẻ em, bất chấp những cản trở của quan hệ xã hội. |
6 |
Bến quê |
Nguyễn Minh Châu |
Việt Nam |
Trong tập Bến quê (1985) |
Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên gường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần giũ của cuộc sống, của quê hương. |
7 |
Những ngôi sao xa xôi |
Lê Minh Khuê |
Việt Nam |
1971 |
Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. |
8 |
Rô-bin-xơn ngoài đạo hoang |
Đi-phô |
Anh |
Trích tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô (1017) |
Qua bức chân dung tự họa và lời kể của Rô-bin-xơn, đoạn truyện đã miêu tả cuộc sống vô cùng khó khăn và thể hiện tinh thần lạc quan của nhân vật khi một mình ở nơi đạo hoang trên mười năm ròng rã. |
9 |
Bố của Xi-mông |
Mô-pa-xăng |
Pháp |
Thế kỉ XIX |
Tâm trạng đau khổ của bé Xi-mông không có bố và sự gặp gỡ của em với bác thợ rèn Phi-líp dẫn đến việc em có được người bố. Truyện đề cao lòng nhân ái, nhắn nhủ chúng ta sự quan tâm và tình yêu thương đối với những con người chịu thiệt thòi, bất hạnh. |
10 |
Con chó Bấc (sẽ học ở tuần 31) |
Lân – đơn |
Mĩ |
Trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) |
Đoạn văn miêu tả tình cảm đặc biệt của con chó Bấc với người chủ Giôn Thoóc-tơn, thể hiện những nhận xét tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và lòng yêu loài vật của tác giả. |
Câu 2. Có 5 truyện ngắn Việt Nam từ sau năm 1945 được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, sắp xếp theo các thời kì lịch sử như sau:
- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp: Làng (Kim Lân).
- Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).
- Từ sau năm 1975: Bến Quê (Nguyễn Minh Châu).
Các tác phẩm trên đã phản anh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam với tư tưởng và tình cảm của họ trong những thời kì lịch sử có nhiều biến cố lớn lao, từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, chủ yếu là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Câu 3. Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mi đa được thể hiện sinh động qua một số nhân vật: ông Hai (Làng), người thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa), ông Sáu và bé Thu (Chiếc Lược Ngà), ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi). Sau đây là những nét nổi bật về tính cách và phẩm chất ở mỗi nhân vật
- Ông Hai: tình yêu làng thật đặc biệt, nhưng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.
- Người thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa: yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.
- Bé Thu (Chiếc lược ngà): tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.
- Ông Sáu (Chiếc lược ngà): tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.
- Ba cô gái thanh niên xung phong (những ngôi sao xa xôi): Tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm; tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiếc đấu ác liệt.
Câu 4. Cảm nghĩ về nhân vật để lạ ấn tượng sâu sắc. Các em đọc lại bài giảng về truyện ngắn mình thích để viết về nhân vật được sâu sắc, độc đáo.
Câu 5. Về phương thức trần thuật: chú ý những truyện sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ nhất (nhân vật xưng “tôi”). Nhưng có những tác phẩm tuy không xuất hiện trực tiếp nhân vật kể chuyện xưng “tôi” mà truyện vẫn được trần thuật chủ yếu theo cái nhìn và giọng điệu của một nhân vật, thường là nhân vật chính.
Ở kiểu thứ nhất (nhân vật kể chuyện “tôi”) có các truyện: Chiếc lược ngà, Cố hương, Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Những ngôi sao xa xôi, Những đứa trẻ.
Ở kiểu thứ hai có các truyện: Làng, Lẵng lẽ Sa Pa, Bến Quê.
Câu 6. Về tình huống truyện: nhớ lại sơ lược về tình huống truyện. Nêu những tình huống đặc sắc trong cách truyện đã học. Chú ý các tình huống trong các truyện Làng, chiếc lược ngà, Bến Quê, Bố của Xi-mông.