Soạn bài ôn tập tập làm văn lớp 7
SOẠN BÀI ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN I. VỀ VĂN BIỂU CẢM Câu hỏi 1: Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm mà em đã được đọc và học trong chương trình Ngữ văn 7 tập 1. Gợi ý: Tên các văn bản biểu cảm đã học và đọc trong chương trình Ngữ văn 7 tập 1. - Cổng trường mở ra. - Mẹ tôi. - Một thứ quà của lúa non: ...
SOẠN BÀI ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN I. VỀ VĂN BIỂU CẢM Câu hỏi 1: Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm mà em đã được đọc và học trong chương trình Ngữ văn 7 tập 1. Gợi ý: Tên các văn bản biểu cảm đã học và đọc trong chương trình Ngữ văn 7 tập 1. - Cổng trường mở ra. - Mẹ tôi. - Một thứ quà của lúa non: cốm. - Sài Gòn tôi yêu. - Mùa xuân của tôi. Câu hỏi 2: Chọn trong các bài văn đó một bài mà em thích, và cho biết văn bản biểu cảm có những đặc điểm gì? Gợi ...
SOẠN BÀI ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
I. VỀ VĂN BIỂU CẢM
Câu hỏi 1: Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm mà em đã được đọc và học trong chương trình Ngữ văn 7 tập 1.
Gợi ý:
Tên các văn bản biểu cảm đã học và đọc trong chương trình Ngữ văn 7 tập 1.
- Cổng trường mở ra.
- Mẹ tôi.
- Một thứ quà của lúa non: cốm.
- Sài Gòn tôi yêu.
- Mùa xuân của tôi.
Câu hỏi 2: Chọn trong các bài văn đó một bài mà em thích, và cho biết văn bản biểu cảm có những đặc điểm gì?
Gợi ý:
HS có thế tự chọn cho mình một văn bản biểu cảm mà em thích, sau đó rút ra các đặc điếm của một văn bản biểu cảm. Các em có thể tham khảo văn bản sau:
Trong các văn bản đả được học, em có ấn tượng sâu sắc nhất là văn bản Mẹ tôi. Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm về tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con cái và vai trò lớn của nhà trường đôi với cuộc sống của mồi con người.
Sau khi đã tìm hiểu lại văn bản, ta rút ra đặc điểm của văn bản biểu cảm như sau:
- Một văn bản biểu cảm thường tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
- Đê biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tư tưởng, tình cảm hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
- Bài văn biểu cảm thường có bố cục ba phần như mọi bài văn khác
- Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.
Câu hỏi 3, 4: Yếu tô miêu tả và tự sự có ý nghla gì trong văn biểu cảm?
Gợi ý:
Trong văn biểu cảm, để bộc lộ được tình cảm, cảm xúc người viết phải thông qua các yếu tố tự sự và miêu tả, vì tự sự giúp ta thấy sự việc diễn ra như thế nào, còn miêu tả giúp ta hình dung hình ảnh về sự vật, sự việc. Qua các yếu tố tự sự và miêu tả, ta được khơi gợi thêm về cảm xúc, suy nghĩ... khi viết văn biểu cảm.
Câu hỏi 5: Khi muốn bày tỏ lòng yêu thương, ngưỡng mộ, ca ngợi đối với một con người, sự vật hoặc hiện tượng thì em phải nêu lên được những gì?
Gợi ý:
Khi muốn bày tỏ lòng yêu thương, ngưỡng mộ, ca ngợi đối với một con người, sự vật hiện tượng, ta cần phải :
- Thông qua các yếu tô tự sự, miêu tả đề nói lên cảm xúc, suy nghĩ của mình về sự vật và hiện tượng đó.
- Trong cảm xúc và suy nghĩ, phải bộc lộ thái độ ngợi ca, ngưỡng mộ.
Câu hỏi 6: Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp tu từ như thế nào?
Gợi ý:
Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, liệt kê... Nhằm thể hiện sự gợi cảm, sinh động hâp dẫn cho lời văn.
Câu hỏi 7: HS kẻ bảng và điền vào các nội dung cụ thể.
Gợi ý
HS lần lượt điền như sau:
- Nội dung vãn biểu cảm: Người viết khai thác các đặc điểm, tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người... để nói lên tình cảm, thái độ, suy nghĩ của mình
- Mục đích: thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ, đánh giá của người viết đối với con người, sự vật và hiện tượng.
- Phương tiện biểu cảm: dùng phương thức tự sự và miêu tả để thể hiện tình cảm, thái độ của người viết.
Câu hỏi 8: Kẻ bảng và điền khái quát bố cục của văn bản biểu cảm.
Gợi ỷ:
HS lần lượt điền:
- Mở bài: Nêu sự vật, hiện tượng và lí do biếu cảm
- Thân bài: Nêu các đặc điểm, phẩm chất của sự vật, hiện tượng, khơi gợi tình cảm, thái độ của con người.
- Kết bài: Nêu lên tình cảm sâu sắc nhất của người viết đối với sự vật hiện tượng được biểu cảm.
II. VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
Câu hỏi 1: Hãy ghi lại tên các văn bản nghị luận đã được học trong chương trình Ngữ vãn 7, tập 2.
Gợi ý:
Các văn bản nghị luận đã được học trong chương trình Ngữ văn 7, tập 2 gồm các văn bản sau:
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Y nghĩa văn chương.
Câu hỏi 2: Trong đời sống, trên báo chí và trong SGK, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong trường hợp nào, dưới dạng những bài gì? Nêu một số ví dụ.
Gợi ý:
Trong đời sống, trên báo chí và trong SGK, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong trường hợp đó là những bài phát biểu, các nhận định, các tư tưởng, suy nghĩ, thái độ của con người; dưới dạng những ý kiến, các bài xã luận, bình luận.
Câu hỏi 3: Trong văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu?
Gợi ý:
Trong văn nghị luận, phải có các yếu tố cơ bản là luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong đó, luận điểm là yếu tố chủ yếu.
Câu hỏi 4: Luận điểm là gì? hãy cho biết những câu sau đây câu nào là luận điểm và giải thích vì sao?
a. Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
b. Đẹp thay Tố quốc Việt Nam!
c. Chủ nghĩa anh hùng trong chiên đấu và lao động sản xuất.
d. Tiêng cười là vũ khí của kẻ mạnh.
Gợi ý:
- Luận điểm là ý kiến, tư tưởng quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, được diễn đạt sáng tỏ dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khôi. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng được nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
- Trong các câu trên, câu a và câu b là luận điếm bởi vì nó thể hiện một tư tưởng, quan điểm của người viết, được diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu.
Câu hỏi 5, 6 HS tự làm.