Soạn bài thực hành làm thơ tám chữ
SOẠN BÀI THỰC HÀNH LÀM THƠ TÁM CHỮ Bài tập 1. Tìm những từ thích hợp (đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trống trong khổ thơ trong bài Trưa hè của Anh Thơ (SGK, tr. 151). Gợi ý Khổ thơ gieo vần gián cách: Tiếng “trắng” (câu 1) vần với tiếng “nắng” (câu 3). Vậy tiếng cuối ...
SOẠN BÀI THỰC HÀNH LÀM THƠ TÁM CHỮ Bài tập 1. Tìm những từ thích hợp (đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trống trong khổ thơ trong bài Trưa hè của Anh Thơ (SGK, tr. 151). Gợi ý Khổ thơ gieo vần gián cách: Tiếng “trắng” (câu 1) vần với tiếng “nắng” (câu 3). Vậy tiếng cuối cùng của câu 4 phải mang thanh bằng và chứa vần “a” để vần với “xa” ở câu 2. Tiếng thứ 6 câu 3 phải là thanh bằng để giữ nhịp (đổi thanh điệu so với câu 2). Khổ ...
SOẠN BÀI THỰC HÀNH LÀM THƠ TÁM CHỮ
Bài tập 1. Tìm những từ thích hợp (đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trống trong khổ thơ trong bài Trưa hè của Anh Thơ (SGK, tr. 151).
Gợi ý
Khổ thơ gieo vần gián cách: Tiếng “trắng” (câu 1) vần với tiếng “nắng” (câu 3). Vậy tiếng cuối cùng của câu 4 phải mang thanh bằng và chứa vần “a” để vần với “xa” ở câu 2. Tiếng thứ 6 câu 3 phải là thanh bằng để giữ nhịp (đổi thanh điệu so với câu 2). Khổ thơ đầy đủ sẽ là:
Trời trong biếc không qua mây gợn trắng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng,
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
(Theo Anh Thơ, Trưa hè)
Bài tập 2. Khổ thơ sau còn thiếu một câu. Hãy làm them câu cuối sao cho đúng vần, hợp với nội dung cảm xúc từ ba câu trước (Xcm SGK, tr. 151).
Gợi ý
Với ba câu đã cho, ta thấy khổ thơ gieo vần chân, gián cách: Tiếng “lạ” ở câu 1 vần với tiếng “rã” ỏ câu 3. Như vậy, tiếng cuối cùng câu 4 phải vần với tiếng “trường” ở câu 2. Ngoài ra, còn phải tính đến sự phù hợp về nghĩa. Đến đây, em có thể tự sáng tác câu thơ thứ tưđưỢc rồi.
Chẳng hạn:
Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ
Nhớ nôn nao tiêng trống buổi tựu trường
Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã
Niềm vui ngập tràn giữa bè bạn mến thương
Bài tập 3. Mỗi nhóm, tổ cử đại diện dọc và bình trước lớp bài thơ đã chuẩn bị. Cả lớp, dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo, tham gia nhận xét, đánh giá các bài thơ đã được đọc, bình.
- Bài thơ đó có đúng thể 8 chữ không?
- Bài thơ đã có vần chưa? Cách gieo vần, ngắt nhịp dúng, sai, đặc sắc như thế nào?
- Kết cấu bài thơ đó có hợp lí không? Nội dung cảm xúc có chân thành, sâu sắc không?
- Chủ đề bài thơ đó có ý nghĩa gì?
Gợi ý
Hãy làm theo bốn gựi ý trong bài tập (Tham khảo cuốn Dạy học Tập làm thơ ở Trung học cơ sở của TS. Phạm Minh Diệu, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2008).