01/06/2017, 12:05

Soạn bài Những điều em mơ ước

TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI NHỮNG ĐIỀU EM MƠ ƯỚC A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Nói về một nghề em yêu thích theo các câu hỏi gợi ý sau: a) Lớn lên em thích làm nghề gì? b) Vì sao em thích làm nghề đó? (Em có thể nói về một nghề được thể hiện trong những bức tranh dưới đây. SGK/ 135, 136) Gợi ý: a) Em thích làm ...

TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI NHỮNG ĐIỀU EM MƠ ƯỚC A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Nói về một nghề em yêu thích theo các câu hỏi gợi ý sau: a) Lớn lên em thích làm nghề gì? b) Vì sao em thích làm nghề đó? (Em có thể nói về một nghề được thể hiện trong những bức tranh dưới đây. SGK/ 135, 136) Gợi ý: a) Em thích làm nghề bác sĩ. b) Bác sĩ giúp người bệnh khỏi đau đớn và cứu được người bệnh. 3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A. Đáp ...

  SOẠN BÀI NHỮNG ĐIỀU EM MƠ ƯỚC

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Nói về một nghề em yêu thích theo các câu hỏi gợi ý sau:

a) Lớn lên em thích làm nghề gì?

b) Vì sao em thích làm nghề đó?

(Em có thể nói về một nghề được thể hiện trong những bức tranh dưới đây. SGK/ 135, 136)

Gợi ý:

a) Em thích làm nghề bác sĩ.

b) Bác sĩ giúp người bệnh khỏi đau đớn và cứu được người bệnh. 

 

3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A.

Đáp án: a- 2; b- 3; c- 1; d- 4.

 

5. Chọn ý đúng và trả lời thành câu:

 

1) Cương xin học nghề rèn để làm gì?

a. Để tự kiếm tiền ăn học

b. Để trở thành người thợ rèn như em đã mơ ước

c. Để có một nghề kiếm sống, san sẻ bớt gánh nặng cho mẹ

2) Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?

a. Nhà Cương nghèo, nếu học nghề thợ rèn sẽ không thể giàu sang

b. Thợ rèn là một nghề thấp kém không phù hợp với dòng dõi quan sang của nhà Cương

c. Làm thợ rèn chẳng khác gì đi làm đầy tớ cho người khác

Đáp án: 1) c; 2) c

 

6. Hỏi - đáp:

a) Cương thuyết phục mẹ như thế nào?

b) Những chi tiết nào thể hiện tình cảm của hai mẹ con đối với nhau?

Gợi ý:

a) Cương thuyết phục mẹ bằng lời lẽ thiết tha, giọng nói chân tình; rằng em đã hiểu giá trị của lao động. Nghề nào cũng giúp ích cho xã hội, đáng quý trọng.

b) Cách trò chuyện giữa hai mẹ con:

- Cách xưng hô mẫu mực: con lễ phép với mẹ, mẹ dịu dàng với con.

 

- Cử chỉ thân mật, trìu mến, tràn ngập tình thương yêu.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

2. Điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b):

a) l hay n?

... ăm gian nhà cỏ thấp ... e te

Ngõ tối đêm sâu đóm ... ập ... oè

... ưng giậu phất phơ màu khói nhạt

... àn ao ... óng ... ánh bóng trăng ... oe.

(Theo Nguyễn Khuyến)

b) uôn hay uông ?

..'... nước nhớ ng...`.

- Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau m..'.. , nhớ cà dầm tương.

- Đố ai lặn x.'.. vực sâu

Mà đo miệng cá, câu cho vừa.

- Người thanh tiếng nói cũng thanh Ch... kêu khè đánh bên thành cũng kêu.

Gợi ý:

a) Năm, le, lập lòe, Lưng, Làn, lóng lánh, loe.

b) - Uống, nguồn.

- muống

- xuống, uốn

- Chuông 

 

3. Quan sát tranh, hỏi - đáp về mơ ước của bạn nhỏ được thể hiện trong tranh. (SGK/140)

Gợi ý:

Bạn nhỏ mơ ước trở thành anh chiến sĩ biên phòng. 

 

4. Thi ghép tiếng tạo từ cùng nghĩa với từ “ước mơ”.

- Ghép các tiếng đã cho ở dưới để tạo từ cùng nghĩa với từ “ước mơ”. Ai ghép được nhiều từ hơn sẽ thắng cuộc.

- Viết các từ ghép được vào vở.

Gợi ý:

mong muốn, mong ước, vọng tưởng, ao ước, mộng ước, mộng tưởng, mộng mơ, ước muốn, ước mong, ước vọng, ước ao, ước nguyện, ước mơ, nguyện vọng, nguyện ước, nguyện cầu, mơ mộng, mơ ước, mơ tưởng, cầu mong, cầu nguyện. 

 

5. a) Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá: đẹp đẽ, viển vông, cao cà, lớn, nho nhỏ, chính đáng.

b) Trong các cụm từ đã ghép được, chỉ ra những cụm từ thể hiện sự đánh giá cao một số ước mơ.

c) Nêu ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ nói trên.

Gợi ý:

a) ước mơ đẹp đẽ, ước mơ viển vông, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ nho nhỏ, ước mơ chính đáng.

b) ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn.

c) ước mơ sau này trở thành kĩ sư, xây dựng nhà cửa đẹp và khang trang.

0