01/06/2017, 12:05

Những Bài Văn Tả Cảnh Hay Nhất

Tập làm văn lớp 5: Những bài văn tả cảnh hay nhất Đề bài: Tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước...) Dòng sông quê tôi quanh co uốn lượn, lững lờ chảy từ đầu làng dến cuối làng. Từ xa nhìn lại, dòng sông như một dải lụa mềm màu ngọc bích xanh trong, yêu ...

Tập làm văn lớp 5: Những bài văn tả cảnh hay nhất Đề bài: Tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước...) Dòng sông quê tôi quanh co uốn lượn, lững lờ chảy từ đầu làng dến cuối làng. Từ xa nhìn lại, dòng sông như một dải lụa mềm màu ngọc bích xanh trong, yêu kiều và duyên dáng. Buổi sớm tinh mơ, dòng sông như cùng những rặng tre xanh mướt hai bên bờ sông reo vui với gió. Dưới những rặng tre ấy là các khóm hoa dại đù màu sắc toả ra ...

 : Những bài văn tả cảnh hay nhất

 

Đề bài: Tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước...)

Dòng sông quê tôi quanh co uốn lượn, lững lờ chảy từ đầu làng dến cuối làng.

Từ xa nhìn lại, dòng sông như một dải lụa mềm màu ngọc bích xanh trong, yêu kiều và duyên dáng.

Buổi sớm tinh mơ, dòng sông như cùng những rặng tre xanh mướt hai bên bờ sông reo vui với gió. Dưới những rặng tre ấy là các khóm hoa dại đù màu sắc toả ra một mùi hương thoang thoảng và có sức quyến rũ lòng người. Mặt sông vắng lặng khiến ta có thể cảm thấy cả sự xao động thật khẽ trên mặt nước. Ngắm dòng sông lúc này ta thấy lòng bình yên, thanh thản đến lạ kì. Rồi ông mặt trời như quả bóng bay đỏ rực xuất hiện trên bầu trời xanh thẳm, nắng vàng chói

chang như dát lên mặt sông một lớp bạc lấp lánh. Đen trưa thỉ sông trở nên xao động hơn bởi tiếng cười, tiếng nói rộn rã, vui vè cùa các cô gái trong làng ra bờ sông giặt quần áo. Sau đó, dòng sông lại lặng lờ trôi với vẻ hiền hoà, dịu dàng vốn có. Buổi chiều, dòng sông bỗng rộn ràng, tinh nghịch hẳn lên bởi tiếng đùa vui cùa lũ trẻ. Chúng bơi lội tung tăng, khuấy động một quãng sông làm nước bắn tung toé lên bờ. Nhưng tôi thích nhất là vẻ dẹp của dòng sông vào lúc hoàng hôn, bởi ánh tà dương nhuộm đỏ không gian làm dòng sông chuyển sang màu hồng nhạt, trông thật đẹp. Lúc này con sông quê tôi trở nên thơ mộng hơn biết bao. Màn đêm buông xuống, ánh trăng bàng bạc, vằng vặc, khẽ nhoà dưới mặt nước khiến cho dòng sông lung linh, huyền ảo vô cùng.

Cảm ơn thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho quê tôi một bức tranh tươi đẹp. Dù đi xa đến đâu tôi cũng không bao giờ quên dòng sông - nơi đã gắn bó với bao ki niệm ấu thơ của tôi.

Trần Mai Phương - Hà Nội

Nhận xét của giáo viên:

1. Những ưu điểm cần học tập

Bài làm theo đúng yêu cầu của kiểu bài tả cảnh. Phần thân bài, bạn Mai Phương đã chọn cách tả sự thay đổi về màu sắc cùa dòng sông ở các thời điểm trong ngày: từ buổi sớm tinh mơ, buổi trưa, buổi chiều đến khi màn đêm buông xuống. Cách sử dụng ngôn ngữ khá linh hoạt, uyển chuyển, sáng tạo. Phương sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh, nhân hoá giúp người đọc thấy con sông như người bạn gần gũi và thân thiết với người dân nơi này. Bạn còn có sự liên tưởng thú vị về tính cách của dòng sông (hiền hoà, dịu dùng vào buổi trưa hè, tinh nghịch, rộn rùng khi cỏ tiếng đùa vui cùa lũ trẻ) bởi miêu tả dòng sông bạn đã gửi gắm cả tâm hồn mình vào đó.

Bài văn miêu tả của bạn ngắn gọn nhưng khá hay và hấp dẫn. Có được thành công đó là do bạn đã xác định đúng trọng tâm miêu tả, có trình tự miêu tả hợp lý, sử dụng nhiều giác quan khi quan sát, biết chọn lọc những chi tiết tiêu biểu của cảnh kết hợp với cảm xúc của bản thân để đưa vào trong bài viết của mình.

2. Những hạn chế cần rút kinh nghiệm

- Đôi chỗ bạn kết hợp từ trong câu văn không đảm bảo sự tương hợp về nghĩa. Cụ thể:+ “Lúc này, con sông quê tôi trở nên thơ mộng hơn biết bao ” (dùng từ “biết bao” sau từ “hơn" là không phù hợp).

+ Màn đêm buông xuống, ánh trăng bàng bạc, vằng vặc, khẽ nhoà dưới mặt nước khiến cho dòng sông lung linh, huyền ào vô cùng' (ánh trăng “bùng bạc" thì không thể là sáng vang vặc).

Bài luyện tập

1. Chữa lỗi dùng từ trong các câu văn sau:

a. Lúc này, con sông quê tôi trở nên thơ mộng hơn biết bao.

b. Màn đêm buông xuống, ánh trăng bàng bạc, sáng vang vặc, khẽ nhoà dưới mặt nước khiến cho dòng sông lung linh, huyền ào vô cùng.

2. Viết bài văn tà một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước...).

 

Đề bài: Tả một đêm trăng đẹp.

Bài làm 

Hàng năm vào ngày rằm tháng tám, cả gia đình em lại về quê làm giỗ ông nội và đây cũng là ngày em được ở lại quê để ngắm trăng và rước đèn cùng các bạn.

Trăng đêm rằm thật lung linh huyền ảo. Gió thổi lồng lộng làm hàng tre xanh đung đưa như đang reo vui, ca hát. Mặt trăng tròn vành vạnh toả sáng in bóng xuống từng ngôi nhà nhỏ và chiếu sáng cả con đường làng.

Trước hiên nhà, bà nội em đã trải chiếu cói. Bà bày mâm ngũ quả cho chúng em trông trăng: nào là chuối, bưởi, ổi, hồng, na. Đó là những thứ quả bà hái từ những cây trái sau vườn do chính tay bà chăm sóc. Ấm chè xanh bà hãm từ chiều cũng được đưa ra. Bà, bác và các cô chú cùng bố mẹ em ngồi thành vòng tròn nhâm nhi chén chè xanh với những miếng bánh nướng, bánh dẻo. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em và lũ trẻ con nối đuôi nhau chơi trò mèo đuổi chuột, rước đèn ông sao. Đồ chơi của các bạn ở đây không đẹp như đồ chơi của các bạn ở Hà Nội vì chỉ là những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân tự làm lấy, nhưng chúng em vẫn rất thích, ánh trăng soi rõ từng người, gương mặt bạn nhỏ nào cũng toát lên sự vui vẻ và hào hứng. Tiếng nói, tiếng cười vang lên rộn rã khắp thôn. Ngắm ánh trăng, chúng em như đang nhìn thấy chị Hằng, chú Cuội. Các bạn thi nhau hát bài: “Trăng ơi” rồi đến bài: “Rước đèn ông sao”... Tiếng hát cứ rộn rã vang lên. Thi thoảng một vài làn gió nhẹ đưa mùi lúa chín thơm ngào ngạt. Càng về khuya, ánh trăng càng sáng tỏ.

Trăng đêm nay đẹp quá! Dưới ánh trăng, cảnh vật thật bình yên và thơ mộng. Những lần được về quê như thế em rất vui và thấy mình càng yêu quê hương gấp bội.

Phạm Khánh Linh - Nam Định

Nhận xét của giáo viên:

1. Những ưu điểm cần học tập

Đối với các bạn nhỏ, đêm trăng đẹp bao giờ cũng là đêm trăng rằm và đêmtrăng đẹp nhất đó thường là trăng rằm tháng tám. Bởi ánh trăng vào đêm rằm tháng tám - đêm Trung Thu không những trong và sáng hơn mà nó còn có ý nghĩa rất lớn với các em.

Bạn Linh chọn tả đêm trăng Trung Thu cho nên bạn vừa tả vẻ đẹp “lung linh huyền ảo” cùa ánh trăng, vừa kết hợp rất khéo léo việc tả hoạt động cùa mọi người trong gia đình, làng xóm, đặc biệt là cùa các bạn nhỏ trong đêm trăng Trung Thu đó.

Cách diễn đạt của bạn giản dị, chân thật và chan chứa tình cảm, cảm xúc, trong đó có cả tình cảm với chị Hằng và chú Cuội - những nhân vật quan trọng không thể thiếu của “bữa tiệc” đêm Trung Thu.

2. Những hạn chế cần rút kinh nghiệm

- Phần thân bài của bạn còn thiếu ý nên kết thúc hơi đột ngột.

- Bạn quá say sưa với việc tả hoạt động cùa con người trong đêm trăng đẹp nên nội dung tả vẻ đẹp cùa ánh trăng có phần sơ sài.

Bài luyện tập:

1. Em hãy thay những từ ngữ được in đậm trong câu văn sau bằng các từ ngữ khác cho hợp lý và hay hơn.

a. Bà bày mâm ngũ quà cho chúng em trông trăng: nào là chuối, bưởi, ổi, hồng, na.

b. Dưới ánh trăng sảng tỏ, em và lũ trẻ con nối đuôi nhau chơi trò mèo đuổi chuột, rước đèn ông sao.

2. Viết thêm giúp bạn 4-5 câu văn tả vẻ đẹp của ảnh trăng rằm tháng 8.

3. Viết thêm 1 - 2 câu vào phần thân bài để có sự liên kết ý giữa phần thân bài với phần kết bài.

 

Đề bài: Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích

Bài làm 

Mùa hè tới rồi! Dưới cái nóng oi bức, ai cũng muốn ngâm mình trong làn nước mát rượi. Và công viên nước Hồ Tây chính là một địa điểm thú vị được - người tìm đến đầu tiên.

Nầm trên đường Lạc Long Quân, khu vui chơi trải dài với một màu xanh mát của nước và cây cối. Bước qua cánh cổng hình vòm rộng lớn là một khung cảnh rất nhộn nhịp. Không khí mang theo hơi nước làm cho ta thấy mát mẻ dễ chịu hơn. Công viên được chia làm rất nhiều khu. Khu vui chơi của trẻ thật là hay. Mực nước ở đó thấp, phù hợp với trẻ em. Bước vào đây, em rất ấn tượng khi nhìn thấy chiếc cầu trượt to với hình ngôi nhà cổ tích nhiều màu sắc được đặt giữa hồ nước. Đứng dưới cây nấm khổng lô mấp mé gần bờ hồ, em còn bắt gặp một cơn mưa nhân tạo nữa. Bạn nào thích cảm giác mạnh có thể thử sức mình với những ống trượt dài. Từ trên cao trượt xuống, bạn có thể vừa thấy bất ngờ, vừa thú vị. Nhưng thú vị và cũng đáng sợ nhất là trò chơi trong chiếc ống đen.Tất cả đang tối đen thì bỗng sáng loà lên khi bạn đã xuống tới hồ nước rộng mênh mông. Đến hồ tạo sóng bạn sẽ có cảm giác như đang ở ngoài biển khơi. Những đợt sóng lớn, sóng nhỏ tới tấp đập vào bờ như đang chơi trò đuổi bắt. Nếu bạn thích mạo hiểm và biết bơi, bạn hãy tham gia vào trò chơi trên chiếc cáp treo, bám vào cáp treo bạn được trượt thẳng đến giữa hồ. Sau đó, chi cần buông tay là bạn có thể ngâm mình trong làn nước mát rượi. Còn ở dòng sông Lười, làn nước trong xanh chảy lững lờ đưa ta cùng chiếc phao nhàn nhã dạo trên mặt nước. Sau những trò chơi mạnh mẽ đây chính là cách thư giãn tốt nhất.

Khu vui chơi công viên nước Hồ Tây chính là nơi giải trí thích hợp sau những ngày học tập và làm việc căng thẳng. Em mong ngày càng có nhiều khu vui chơi như vậy để chúng em sẽ được vui chơi thoả thích trong ngày hè.

Lê Văn Lâm - Hà Nội

Nhận xét của giáo viên:

1. Những ưu điểm cần học tập

Cảnh khu vui chơi, giải trí ở công viên nước Hồ Tây được bạn Lâm miêu tả khá cụ thể, thú vị, thể hiện một sự quan sát kĩ lưỡng, tỉ mỉ.

Đọc bài văn, ta thấy rõ bạn không phải đứng ngoài quan sát mà bạn là người trong cuộc. Vì thế nên bạn hiểu khá rõ về cách bố trí cũng như các trò chơi (dành cho trẻ em) có ở trong công viên. Lựa chọn “điểm nhìn” di động, bạn đưa chúng ta đi khắp công viên, tham gia vào “cuộc chơi” của bạn.

Bài văn được bạn viết tương đối mạch lạc, bố cục rõ ràng. Dù ngắn gọn nhưng vẫn đù cho ta hình dung được công viên nước Hồ Tây - một khu vui chơi, giải trí nổi tiếng của Hà Nội.

2. Những hạn chế cần rút kinh nghiệm

- Bài văn của bạn còn đôi chỗ mắc lỗi dùng từ, đặt câu.

- Phần tả công viên nước chưa được cụ thể lắm (do bạn hơi thiên về kể các trò chơi có trong công viên mà chưa chú ý nhiều đến miêu tả cảnh công viên).

Bài luyện tập:

1. Chữa lỗi dùng từ trong các câu văn sau:

a) Khu vui chơi của trẻ em thật là hay.

b) Và công viên nước Hồ Tây chính là một địa điểm thú vị được mọi người tìm đến đầu tiên.

2. Diễn đạt lại các câu văn sau cho rõ hơn.

Thú vị nhất và cũng đảng sợ nhất là trò chơi trong chiếc ống đen. Tất cả đang tối đen thì bỗng sáng loà lên khi hạn đã xuống tới hồ nước rộng mênh mông.

3. Viết một bài văn miêu tả khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em mà em biết.

 

Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.

Bài làm 

Trường em ở phố ngõ Trạm, trung tâm khu phố Hoàn Kiếm của Thủ đô Hà Nội.

Từ xa nhìn lại, khu trường em nổi lên những mái ngói đỏ tươi; những phòng học quét vôi vàng nhạt san sát bên nhau nhìn ra mặt phố. Đến nơi, ngước mất lên là em thấy ngay tấm bảng xanh mịn phô hàng chữ đỏ thắm: “Trường phổ thông cấp I Thăng Long”. Bước vào cổng trường, em đi qua hai cánh cửa sơn màu xanh thẫm có treo “Hộp thư, báo” nho nhỏ. Đi thẳng vào là sân trường không rộng lắm nhưng cũng đủ chỗ cho chúng em vui chơi. Bên góc sân trồng cây phượng vĩ. Đến mùa hè, phượng nở hoa đỏ chói như những chùm lửa lập loè. Chúng em thường dứng dưới bóng phượng chơi chọi gà bằng nhị hoa thật là thú vị. Kề bên cây phượng phía trong là khu vườn nổi với những cây nhỏ giúp chúng em học về các loài cây. Phía trái của vườn, một thân dừa vươn cao. Lá dừa giống những chiếc lược khổng lồ. Bên phải là cây vú sữa xanh um đang hẹn mùa sai quả. Mồi lần nhìn nó em nhớ đến những vùng đất phía Nam Tổ quốc.

Bộ phận quan trọng nhất cùa trường là toà nhà hai tầng nguy nga dành cho các lớp học. Lớp nào cũng rộng rãi, thoáng mát, trang trí giống nhau. Chúng em dễ vào nhầm lớp, nếu không chú ý đọc bảng tên lớp gần ở mỗi cửa ra vào. Tầng dưới của ngôi nhà còn có một số căn phòng: phòng họp của các thầy giáo, cô giáo, phòng bày đò dùng dạy học; phòng truyền thống bày những vật kỉ niệm của trường. Sớm sớm, tiếng chim hót ríu rít trên cành phượng. Còn trên các bôn hoa nhỏ viền quanh sân trường, hoa xoè nở những màu sắc sặc sỡ như hàng trăm cánh bướm rập rờn, trông đẹp mắt.

Em rất yêu ngôi trường của mình. Từ nơi đây đã có biết bao học sinh học tập và lớn lên. Em thầm hứa sẽ đi tiếp con đường cùa những người con ưu tú ra đi từ mái trường này.

Theo Trần Thị Bạch Tuyết - Hà Nội

Nhận xét của giáo viên:

Bạch Tuyết mở đầu bài văn miêu tả ngôi trường của mình theo cách trực tiếp - giới thiệu ngay địa điểm trường.

Bạn “dẫn người đọc” vào ngôi trường theo một “điểm nhìn di động” thông qua các từ ngữ cụ thể: “từ xa nhìn lại”, “đến nơi”, “bước vào cổng trường”, “đi thăng vào”, “phía trái”, “bên phải”. Do đó, những chi tiết mà bạn thu nhận được rất đầy đủ, toàn diện.

Cách diễn đạt cùa bạn phong phú, sinh động. Bạn biết lựa chọn những từ ngữ gợi tả sát nghĩa phù hợp với đối tượng miêu tả: cùng là sắc đỏ nhưng có màu “đỏ tươi” của mái ngói, màu “đỏ thẳm” cùa hàng chữ, màu “đỏ chói” của hoa phượng; rồi màu “xanh thẩm” cùa cánh cửa khác với “xanh um” của cây vú sữa đang hứa hẹn mùa sai quả. Nhiều hình ảnh so sánh được sử dụng cũng góp phần làm đẹp hơn bức tranh đa màu sắc của ngôi trường: “phượng nở hoa đỏ chói như những chùm lửa lập loè”, “lá dừa giống những chiếc lược khổng lồ”, “trên các bòn hoa nhỏ viền quanh sán trường, hoa xoè nở những màu sắc sặc sỡ như hàng trăm cánh bướm rập rờn, trông đẹp mắt”.

Bạn vừa miêu tả vừa kết hợp rất tốt việc thể hiện tình cảm yêu quý, trân trọng đối với ngôi trường của mình. Nhờ đó, ngôi trường của bạn trở nên cụ thể, sống động trước mắt người đọc.

Bài luyện tập:

1. Viết đoạn mở bài theo cách gián tiếp cho bài văn trên.

2. Dựa vào nội dung cùa bài văn trên, em hãy lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả ngôi trường của em.

 

Tham khảo thêm những bài làm tả cảnh khác tại đây:

 

 

 

 

 

 

 

 

  

0