01/06/2017, 11:52

Soạn bài Người dời núi mở đường

TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI NGƯỜI DỜI NÚI MỞ ĐƯỜNG A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát bức tranh và cho biết tranh vẽ cảnh gì (SGK/117). Gợi ý: Tranh vẽ cảnh những người nông dân ở miền núi đang đào núi, dẫn nước về thôn làng để sản xuất, trồng trọt. 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài “Ngu Công xã ...

TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI NGƯỜI DỜI NÚI MỞ ĐƯỜNG A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát bức tranh và cho biết tranh vẽ cảnh gì (SGK/117). Gợi ý: Tranh vẽ cảnh những người nông dân ở miền núi đang đào núi, dẫn nước về thôn làng để sản xuất, trồng trọt. 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài “Ngu Công xã Trịnh Tường” (SGK/118) 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi 1) Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn? (Đọc đoạn 1) 2) Nhờ có mương nước, tập quán ...

  SOẠN BÀI NGƯỜI DỜI NÚI MỞ ĐƯỜNG

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát bức tranh và cho biết tranh vẽ cảnh gì (SGK/117).

Gợi ý:

Tranh vẽ cảnh những người nông dân ở miền núi đang đào núi, dẫn nước về thôn làng để sản xuất, trồng trọt. 

 

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài “Ngu Công xã Trịnh Tường” (SGK/118)

 

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi

1) Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn? (Đọc đoạn 1)

2) Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phin Ngan đã thay đổi như thế nào?

3) Ông Lìn đã nghĩ ra cách gi để giữ rừng, bảo vệ nguồn nước? (Đọc đoạn 3).

4) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

Gợi ý:

1) Để đưa được nước về thôn, ông Lln đã lần mò cả tháng trời trong rừng tìm nguồn nước, cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi.

2) Nhờ có mương nước, nương lúa khô hạn được thay bằng ruộng bậc thang với những giông lúa cao sản, cả thôn không còn hộ đói, mọi người cấy lúa nước, không còn phá rừng làm nương.

3) Để giữ rừng, bảo vệ nguồn nước, ông Lìn cùng bà con trồng cây thảo quả.

4) Câu chuyện giúp chúng ta hiểu rằng muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì người ta phải biết cố gắng sự quyết tâm và tinh thần vượt khó. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

2. Viết vần của từng tiếng trong dòng thơ đầu vào phiếu học tập:

Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.

                  TỐ HỮU

Gợi ý:

Mô hình cấu tạo vần 

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cu ô i

Con

 

0

n

ra

 

a

 

tiền

 

n

tuyến

u

n

xa

 

a

 

xôi

 

ô

i

 

 

4. Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ trên và ghi vào vở.

Gợi ý:

Những tiếng bắt vần với nhau: xôi - đôi.

 

5. Xếp các từ trong khổ thơ sau vào nhóm thích hợp:

(Các từ được phân cách với nhau bằng dấu gạch chéo)

Hai / cha con / bước / đi / trên / cát /

Ánh / mặt trời / rực rỡ / biển / xanh /

Bóng / cha / dài / lênh khênh /

Bóng / con / tròn / chắc nịch/.

       HOÀNG TRƯNG THÔNG

a) Từ đơn;

b) Từ ghép;

c) Từ láy

Gợi ý:

a) hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn.

b) cha con, mặt trời, chắc nịch.

c) rực rỡ, lênh khênh.

 

6. Nối nhóm từ (in đậm) ở cột A với tên gọi thích hợp ở cột B.

Gợi ý:

a) - 2; b) - 3; c) - 1.

 

7. Tìm từ đồng nghĩa.

a) Đọc bài văn “Cây rơm” (SGK/122, 123).

b) Tìm và viết vào bảng nhóm từ đồng nghĩa với các từ in đậm trong bài.

Gợi ý:

- Tinh ranh: tinh nghịch, tinh khôn, khôn ngoan, ranh mãnh.

- Dâng: tặng, hiến, đưa, nộp, biếu, cho.

- Êm đềm: êm dịu, êm ái, êm ả, êm xuôi. 

 

8. Tìm từ trái nghĩa với từ in đậm để điền vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau (SGK/124).

Gợi ý:

a) Có mới nới cũ.

b) Xấu gỗ, tốt nước sơn.

c) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu. 

 

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Hỏi người thân về những người lao động giỏi ở miền núi.

Gợi ý

Những người lao động giỏi ở miền núi: vợ chồng A Phủ, Hạng A Cháng.

0