Soạn bài Tấm lòng người thầy thuốc
TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI TẤM LÒNG NGƯỜI THẦY THUỐC A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát tranh và nói về công việc của người thầy thuốc (SGK/98). - Mỗi bức tranh vẽ gì? - Em thường được bác sĩ chăm sóc khi nào? - Cảm xúc của em khi nhận được sự chăm sóc ấy? Gợi ý: - Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: + ...
TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI TẤM LÒNG NGƯỜI THẦY THUỐC A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát tranh và nói về công việc của người thầy thuốc (SGK/98). - Mỗi bức tranh vẽ gì? - Em thường được bác sĩ chăm sóc khi nào? - Cảm xúc của em khi nhận được sự chăm sóc ấy? Gợi ý: - Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: + Tranh 1: Người thầy thuốc khám chữa bệnh cho trẻ sơ sinh. + Tranh 2: Người thầy thuốc đến vùng sâu vùng xa để khám bệnh cho thiếu nhi. + Tranh 3: Người thầy ...
SOẠN BÀI TẤM LÒNG NGƯỜI THẦY THUỐC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát tranh và nói về công việc của người thầy thuốc (SGK/98).
- Mỗi bức tranh vẽ gì?
- Em thường được bác sĩ chăm sóc khi nào?
- Cảm xúc của em khi nhận được sự chăm sóc ấy?
Gợi ý:
- Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới:
+ Tranh 1: Người thầy thuốc khám chữa bệnh cho trẻ sơ sinh.
+ Tranh 2: Người thầy thuốc đến vùng sâu vùng xa để khám bệnh cho thiếu nhi.
+ Tranh 3: Người thầy thuốc khám chữa răng cho thiếu nhi.
+ Tranh 4: Người thầy thuốc phun thuốc trừ muỗi, sâu bọ.
- Em thường được bác sĩ chăm sóc khi em bị bệnh.
- Em cảm thấy xúc động và biết ơn bác sĩ.
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài “Thầy thuốc như mẹ hiền” (SGK / 99, 100).
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái cùa Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho con người thuyền chài. (Đọc đoạn 1)
2) Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ? (Đọc đoạn 2)
3) Vì sao có thể nói Lãn ông là người không màng danh lợi?
Chọn ý đúng để trả lời:
a) Chữa bệnh cho người nghèo không lấy tiền.
b) Ân hận vì cái chết của người bệnh không phải do mình gây ra.
c) Được tiến cử vào chức ngự y nhưng khéo léo chối từ.
d) Cả ba chi tiết trên.
4) Em hiểu hai câu thơ cuối bài như thế nào?
Chọn ý đúng để trả lời:
a) Công danh đã bị trôi di theo nước.
b) Công danh chẳng đáng coi trọng, lòng nhân nghĩa mới đáng quý.
c) Công danh rồi sẽ mất, lòng nhân nghĩa sẽ còn mãi mãi.
Gợi ý:
1) Lãn Ông nghe tin con nhỏ của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm, chữa bệnh cho nó cả tháng trời, không ngại khổ. Chữa bệnh xong, ông không lấy tiền mà còn cho họ thêm gạo, củi.
2) Ông rất hối hận về cái chết của người phụ nữ. Dù người bệnh chết do tay thầy thuốc khác nhưng ông cảm nhận như mang tội giết người.
3) c;
4) c.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2. Thi tìm và viết vào phiếu học tập từ ngữ chứa các tiếng trong bảng sau
a) - rẻ tiền, rẻ rúng
- gỗ dẻ, dung dăng dung dẻ
- hoa giẻ, chim giẻ cùi
- mưa rây bụi.
- dây pháo, dây mực, dây cương, dây dưa
- giây vào rắc rối, giây lát
b) - vàng bạc, vàng hoe, vàng lưới, vàng võ
- dềnh dàng, dễ dàng
- vào Nam ra Bắc, vào thu, vào việc, vào đề
- dào dạt
- vỗ tay, vỗ sóng, vỗ béo
- dụ dỗ, dỗ ngọt, ăn dỗ (ăn vã)
c) - chiêm chiếp, chiêm bao, chiêm ngưỡng, chiêm nghiệm
- chim lồng, chim chóc
- rau diếp
- díp xe
- liêm chính, liêm sỉ, thanh liêm
- lim dim
- truyền kiếp, kiếp trước
- cần kíp, kíp người (nhóm người)
3. Chọn tiếng thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện sau, biết rằng chỗ trông (1) chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi, chỗ trống (2) chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d (SGK/103).
Gợi ý:
Thầy quên mặt nhà con rồi hay sao ?
Có anh thợ vẽ truyền thần làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, anh than thở thì họ bảo:
- Cậu hãy vẽ ngay một bức chân dung hai vợ chồng cậu rồi lồng khung kính mà treo. Thiên hạ thấy cậu khéo tay sẽ xô nhau tới, lo gì không khấm khá!
Nghe lời bạn, anh bảo vợ ngồi cho anh truyền thần, rồi lại hoạ chính mình ngồi cạnh. Vẽ xong, anh ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý lắm.
Một hôm, ông bố vợ tới chơi, thây bức hoạ, hỏi:
- Anh vẽ hình chị nào treo đó?
Anh trả lời:
- Chết thật, thầy quên mặt nhà con rồi hay sao?
Ông bố vợ nói tiếp:
- Thì ra là vợ anh. Thế nó ngồi cạnh người nào mà trông tướng mạo kì dị vậy?
Theo TIẾNG CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM
4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phiếu học tập (SGK/104).
Gợi ý:
Tính cách |
Chi tiết, từ ngữ minh hoạ |
M: (đoạn 1) Trung thực, thẳng thắn |
Đôi mắt dám nhìn thẳng, nghĩ thế nào dám nói thế
|
Gợi ý:
Từ ngữ |
Đồng nghĩa |
Trái nghĩa |
Nhân hậu |
M: nhân ái, nhân nghĩa, nhăn từ, phúc hậu |
M: độc ác, ác độc, tàn bạo, bất nhân, bất nghĩa |
Trung thực |
M: thật thà, thành thật, thẳng thắn, cương trực |
M: gian dối, dối trá, gian xảo, lừa đảo, lừa dối |
Dũng cảm |
M: anh dũng, gan dạ, quả cảm, gan góc |
M: hèn nhát, nhu nhược, ươn hèn, nhút nhát |
Cần cù |
M: chăm chỉ, siêng năng, cần mẫn, chuyên cần |
M: lười biếng, biếng nhác, lười nhác. |
5. Nhận xét về việc sử dụng từ ngữ để thể hiện tích cách nhân vật.
a) Đọc bài văn “Cô Chấm” (SGK/104, 105).
b) Cô Chấm trong bài là người có tính cách như thế nào?
c) Ghi những chi tiết và từ ngữ minh hoạ cho nhận xét của em vào phiếu bài tập theo mẫu:
Gợi ý:
b), c)
Tính cách |
Chi tiết, từ ngữ minh hoạ |
M: (đoạn 1) Trung thực, thẳng thắn |
đôi mắt dám nhìn thẳng, nghĩ thế nào dám nói thế, dám nói thẳng khi bình điểm, trong bụng không có gì độc địa. |
Chăm chỉ, cần cù |
lao động để sông, hay làm, không làm thì tay chân bứt rứt, ra đồng từ sớm mồng hai Tết. |
Giản dị, chân chất |
không đua đòi may mặc, mùa nào cũng mặc áo cánh nâu, mộc mạc như hòn đất |
Giàu tình cảm, dễ xúc động |
hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương, khóc gần suốt buổi trong phim có cảnh ngộ đáng thương, nằm mơ, khóc mất bao nhiêu nước mắt |
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Cùng người thân tìm hiểu những tấm gương người thầy thuốc tận tâm với người bệnh.
Gợi ý
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thuở nhỏ rất thông minh, chăm học. Sau khi đỗ tú tài, ông học trường đại học Y khoa Hà Nội rồi đi tu nghiệp ở Pháp.
Về nước, ông mở phòng mạch trị bệnh lao phổi cho bệnh nhân.
Ông nhận thấy bệnh nhân lao đa số là người nghèo nên ông hết lòng thương yêu, quý trọng họ. Ngoài việc khám chữa bệnh và cấp thuốc không lấy tiền, ông còn giúp đỡ người bệnh trong việc đi lại, ăn ở. Đối với bệnh nhân nặng, ông không quản ngày đêm tự lái xe đến tận nơi ở của người bệnh để chữa trị cho họ tới khi qua cơn hiểm nghèo. Trước tấm lòng của ông, người dân gọi ông là “Người thầy thuốc của dân”, “người thầy thuốc có tấm lòng nhân ái của Bồ Tát”.