04/06/2017, 08:46
Soạn bài Ngữ văn lớp 10: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo)
Soạn bài Ngữ văn lớp 10: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo) I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ Nắm được các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Ngôn ngữ sinh hoạt có một số đặc trưng cơ bản, rất tiêu biểu cho hành vi nói năng của con người trong cuộc sống. Các em xem lại đoạn hội ...
Soạn bài Ngữ văn lớp 10: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo)
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Nắm được các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Ngôn ngữ sinh hoạt có một số đặc trưng cơ bản, rất tiêu biểu cho hành vi nói năng của con người trong cuộc sống. Các em xem lại đoạn hội thoại ở tiết học trước, nhận xét, trao đổi để rút ra những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có ba đặc trưng cơ bản sau đây:
1. Tính cụ thể
Dấu hiệu đặc trưng nhất của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cụ thể: cụ thể về hoàn cảnh, về con người và về những cách nói năng, từ ngữ diễn đạt.
- Hoàn cảnh cụ thể: buổi trưa, khu tập thể.
- Con người cụ thể: Lan, Hùng, Hương, mẹ Hương, ông hàng xóm.
- Những cách nói năng, diễn đạt cụ thể: mỗi người nói và diễn đạt đều cụ thể bằng những từ ngữ cụ thể không giống nhau.
2. Tính cảm xúc
Dấu hiệu đặc trưng thứ hai của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cảm xúc. Không có một lời nói nào nói ra lại không mang tính cảm xúc, kể cả những lúc bình thường nhất. Tính cảm xúc của ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện qua giọng nói của con người trong giao tiếp với nhau:
- Giọng gọi Hương đi học của Lan, Hùng (thân mật, thúc giục).
- Giọng khuyên bảo của mẹ Hương (thân mật, yêu thương).
- Giọng trách mắng của ông hàng xóm (nói to: Gì mà ầm lên thế chúng mày!...)
- Giọng thân mật trong sự trách móc (Gớm), trong so sánh (chậm như rùa,...)
3. Tính cá thể
Dấu hiệu đặc trưng thứ ba của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cá thể. Lời nói là về mặt thứ hai, diện mạo thứ hai của con người để phân biệt người này với người khác, người quen hay kẻ lạ, thậm chí người tốt với người xấu. Qua âm thanh và giọng nói, ta biết được giới tính, tuổi tác, địa phương, cá tính, tâm trạng,... của người nói mà không cần nhìn thấy mặt. Có nghĩa là ta biết được nét riêng, tính cá thể của từng người qua ngôn ngữ sinh hoạt của họ. Ở đoạn hội thoại đã nêu, chỉ nghe lời nói ta có thể nhận ra nét riêng của từng người một cách dễ dàng.
Ba đặc trưng cơ bản trên đây là những dấu hiệu để ta phân biệt phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các phong cách ngôn ngữ khác, như phong cách ngôn ngữ khoa học, hành chính, nghệ thuật,...
II. LUYỆN TẬP 1.
Gợi ý :
a) Tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Hành vi: viết nhật kí (nhật kí thể hiện rất rõ nét phong cách ngôn ngữ sinh hoạt).
- Từ ngữ: 8-3-69 ; ghi lại cụ thể sự việc đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya (cảnh vật, âm thanh, và ý nghĩ của người viết).
b) Tính cảm xúc :
Ghi lại tiếng nói nội tâm của lòng mình : “Nghĩ gì đấy Th. ơi ? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm (...) Đáng trách quá Th. ơi ! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa”. Người viết nhật kí tự hỏi mình bằng lời nói thường ngày, theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
c) Tính cá thể:
Qua ngôn ngữ của đoạn nhật kí, ta có thể nhận ra người viết: đó là một cô gái trí thức, có lí tưởng, có ước mơ, tâm hồn phong phú, tin tưởng vào chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mĩ. (“Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này (...) Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng.”).
d) Ghi nhật kí rất có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ của bản thân (tăng thêm từ vựng và cách diễn đạt ý nghĩ của mình). Nhiều nhà văn đã tự rèn luyện bằng cách ghi nhật kí.
2. Gợi ý:
a) Ca dao là dạng lời nói tái hiện trong tác phẩm nghệ thuật, tác giả dân gian bắt chước lời nói tự nhiên nhưng không hoàn toàn mà có biến cải. Dấu ấn của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vẫn còn rất đậm: Mình, ta, về, nhớ, chăng, hàm răng mình cười (bài 1); Hỡi cô, lòa xòa, lại đây... với anh (bài 2).
b) Đưa lời nói hàng ngày vào thơ lục bát, lời nói được sáng tạo theo quy tắc nhịp điệu, vần điệu, hài thanh. (Các em tập chuyển như yêu cầu của bài tập).
3. Gợi ý:
Cũng là dạng lời nói tái hiện trong tác phẩm nghệ thuật, nhưng đây là sử thi anh hùng của Tây Nguyên. Ở đây cũng là ngôn ngữ sinh hoạt nhưng có sự lặp lại dư thừa theo nhịp điệu của anh hùng ca khiến cho lời thoại đẹp hơn, hùng tráng hơn, mang sắc thái và không khí của núi rừng và vẻ đẹp kì vĩ của những con người Tây Nguyên. (Các em phân tích và chứng minh qua đoạn đối thoại trong Chiến thắng Mtao Mxây).
ĐỌC THÊM
Đây là ba bài đọc thêm về thơ trung đại để bổ sung thêm những tiếng thơ đa dạng khác nhau. SGK chọn hai bài của hai nhà sư (Đỗ Pháp Thuận đời Tiền Lê, Mãn Giác thiền sư đời Lí) và một bài của Thượng thư Nguyễn Trung Ngạn đời Trần.
Cả ba bài thơ đều được viết bằng chữ Hán: một bài ngũ ngôn tứ tuyệt, một bài thất ngôn tứ tuyệt, một bài kệ (thể văn Phật giáo, dùng để truyền bá giáo lí Phật pháp, bằng văn vần).
Các em đọc Tiểu dẫn, bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích và trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn đọc thêm để tìm hiểu vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm.
Để giúp các em định hướng trong việc tiếp cận các bài thơ, dưới đây giới thiệu tóm tắt giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của từng tác phẩm.
Nắm được các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Ngôn ngữ sinh hoạt có một số đặc trưng cơ bản, rất tiêu biểu cho hành vi nói năng của con người trong cuộc sống. Các em xem lại đoạn hội thoại ở tiết học trước, nhận xét, trao đổi để rút ra những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có ba đặc trưng cơ bản sau đây:
1. Tính cụ thể
Dấu hiệu đặc trưng nhất của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cụ thể: cụ thể về hoàn cảnh, về con người và về những cách nói năng, từ ngữ diễn đạt.
- Hoàn cảnh cụ thể: buổi trưa, khu tập thể.
- Con người cụ thể: Lan, Hùng, Hương, mẹ Hương, ông hàng xóm.
- Những cách nói năng, diễn đạt cụ thể: mỗi người nói và diễn đạt đều cụ thể bằng những từ ngữ cụ thể không giống nhau.
2. Tính cảm xúc
Dấu hiệu đặc trưng thứ hai của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cảm xúc. Không có một lời nói nào nói ra lại không mang tính cảm xúc, kể cả những lúc bình thường nhất. Tính cảm xúc của ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện qua giọng nói của con người trong giao tiếp với nhau:
- Giọng gọi Hương đi học của Lan, Hùng (thân mật, thúc giục).
- Giọng khuyên bảo của mẹ Hương (thân mật, yêu thương).
- Giọng trách mắng của ông hàng xóm (nói to: Gì mà ầm lên thế chúng mày!...)
- Giọng thân mật trong sự trách móc (Gớm), trong so sánh (chậm như rùa,...)
3. Tính cá thể
Dấu hiệu đặc trưng thứ ba của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cá thể. Lời nói là về mặt thứ hai, diện mạo thứ hai của con người để phân biệt người này với người khác, người quen hay kẻ lạ, thậm chí người tốt với người xấu. Qua âm thanh và giọng nói, ta biết được giới tính, tuổi tác, địa phương, cá tính, tâm trạng,... của người nói mà không cần nhìn thấy mặt. Có nghĩa là ta biết được nét riêng, tính cá thể của từng người qua ngôn ngữ sinh hoạt của họ. Ở đoạn hội thoại đã nêu, chỉ nghe lời nói ta có thể nhận ra nét riêng của từng người một cách dễ dàng.
Ba đặc trưng cơ bản trên đây là những dấu hiệu để ta phân biệt phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các phong cách ngôn ngữ khác, như phong cách ngôn ngữ khoa học, hành chính, nghệ thuật,...
II. LUYỆN TẬP 1.
Gợi ý :
a) Tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Hành vi: viết nhật kí (nhật kí thể hiện rất rõ nét phong cách ngôn ngữ sinh hoạt).
- Từ ngữ: 8-3-69 ; ghi lại cụ thể sự việc đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya (cảnh vật, âm thanh, và ý nghĩ của người viết).
b) Tính cảm xúc :
Ghi lại tiếng nói nội tâm của lòng mình : “Nghĩ gì đấy Th. ơi ? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm (...) Đáng trách quá Th. ơi ! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa”. Người viết nhật kí tự hỏi mình bằng lời nói thường ngày, theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
c) Tính cá thể:
Qua ngôn ngữ của đoạn nhật kí, ta có thể nhận ra người viết: đó là một cô gái trí thức, có lí tưởng, có ước mơ, tâm hồn phong phú, tin tưởng vào chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mĩ. (“Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này (...) Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng.”).
d) Ghi nhật kí rất có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ của bản thân (tăng thêm từ vựng và cách diễn đạt ý nghĩ của mình). Nhiều nhà văn đã tự rèn luyện bằng cách ghi nhật kí.
2. Gợi ý:
a) Ca dao là dạng lời nói tái hiện trong tác phẩm nghệ thuật, tác giả dân gian bắt chước lời nói tự nhiên nhưng không hoàn toàn mà có biến cải. Dấu ấn của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vẫn còn rất đậm: Mình, ta, về, nhớ, chăng, hàm răng mình cười (bài 1); Hỡi cô, lòa xòa, lại đây... với anh (bài 2).
b) Đưa lời nói hàng ngày vào thơ lục bát, lời nói được sáng tạo theo quy tắc nhịp điệu, vần điệu, hài thanh. (Các em tập chuyển như yêu cầu của bài tập).
3. Gợi ý:
Cũng là dạng lời nói tái hiện trong tác phẩm nghệ thuật, nhưng đây là sử thi anh hùng của Tây Nguyên. Ở đây cũng là ngôn ngữ sinh hoạt nhưng có sự lặp lại dư thừa theo nhịp điệu của anh hùng ca khiến cho lời thoại đẹp hơn, hùng tráng hơn, mang sắc thái và không khí của núi rừng và vẻ đẹp kì vĩ của những con người Tây Nguyên. (Các em phân tích và chứng minh qua đoạn đối thoại trong Chiến thắng Mtao Mxây).
ĐỌC THÊM
Đây là ba bài đọc thêm về thơ trung đại để bổ sung thêm những tiếng thơ đa dạng khác nhau. SGK chọn hai bài của hai nhà sư (Đỗ Pháp Thuận đời Tiền Lê, Mãn Giác thiền sư đời Lí) và một bài của Thượng thư Nguyễn Trung Ngạn đời Trần.
Cả ba bài thơ đều được viết bằng chữ Hán: một bài ngũ ngôn tứ tuyệt, một bài thất ngôn tứ tuyệt, một bài kệ (thể văn Phật giáo, dùng để truyền bá giáo lí Phật pháp, bằng văn vần).
Các em đọc Tiểu dẫn, bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích và trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn đọc thêm để tìm hiểu vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm.
Để giúp các em định hướng trong việc tiếp cận các bài thơ, dưới đây giới thiệu tóm tắt giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của từng tác phẩm.