Soạn bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
I. Kiến thức cơ bản a. Bài văn bàn về vấn đề vai trò của tri thức và người trí thức trong đời sống xã hội. b. Có thể chia văn bản Tri thức là sức mạnh thành 3 phần: - Phần mở bài (đoạn mở đầu): đặt vấn đề "tri thức là sức mạnh"; - Phần thân bài (hai đoạn tiếp): Chứng ...
I. Kiến thức cơ bản
a. Bài văn bàn về vấn đề vai trò của tri thức và người trí thức trong đời sống xã hội.
b. Có thể chia văn bản Tri thức là sức mạnh thành 3 phần:
- Phần mở bài (đoạn mở đầu): đặt vấn đề "tri thức là sức mạnh";
- Phần thân bài (hai đoạn tiếp): Chứng minh tri thức đúng là sức mạnh trong công việc và khẳng định tri thức là sức mạnh cách mạng.
- Phần kết bài (đoạn còn lại): Phê phán những người chưa biết quý trọng tri thức và sử dụng tri thức không đúng mục đích.
c. Các câu mang luận điểm:
- Các câu trong đoạn mở bài.
- "Tri thức đúng là sức mạnh"; "Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.";
- "Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.";
- Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức."; "Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!".
Các luận điểm được trình bày rõ ràng, thuyết phục, thể hiện được luận điểm chung: Tri thức là sức mạnh.
d. Văn bản chủ yếu sử dụng phép lập luận chứng minh. Từ những dẫn chứng cụ thể, người viết khẳng định sự đúng đắn của tư tưởng "Tri thức là sức mạnh" và "Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh", qua đó phê phán những người không biết quý trọng tri thức, sử dụng tri thức sai mục đích và đề cao vai trò của tri thức đối với sự phát triển của đất nước.
e.
- Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng cuộc sống: Từ một sự việc, hiện tượng đời sống, người viết nêu ra vấn đề mang ý nghĩa tư tưởng, đạo lí.
- Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đao lí: Bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích… làm sáng tỏ, một vấn đề tư tưởng, đạo lí, chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của nó; qua đó khẳng định tư tưởng của người viết.
II. Luyện tập
a. Văn bản Thời gian là vàng thuộc loại bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
b. Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian. Giá trị của thời gian được làm rõ qua các luận điểm:
- Thời gian là sự sống
- Thời gian là thắng lợi
- Thời gian là tiền
- Thời gian là tri thức
c. Trong văn bản Thời gian là vàng, người viết sử dụng phép lập luận phân tích và chứng minh.
Người viết đã phân tích giá trị của thời gian thành các luận điểm (Thời gian là sự sống – Thời gian là thắng lợi – Thời gian là tiền – Thời gian là tri thức). Các luận điểm này lại được chứng minh bằng những dẫn chứng từ thực tiễn. Mạch triển khai lập luận của bài văn đơn giản nhưng cô đọng, sáng rõ và chặt chẽ.
Các bài soạn văn lớp 9 hay