Soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện SBT Ngữ văn 11 tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 101 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có gì đáng chú ý? ...
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 101 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có gì đáng chú ý?
1. Bài tập 1, trang 136, SGK
Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có gì đáng chú ý?
Trả lời:
Bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyền Khuyến có một số nét đặc sắc trong nghệ thuật biểu hiện :
- Về nghệ thuật tả cảnh, trước hết là việc chọn điểm nhìn : Từ "ao thu’’ tới “tầng mây" rồi trở lại “ao thu” - như vậy trung tâm của sự miêu tả là ao thu. Tác giả đặc tả cận cảnh những gì quan sát được trên mặt ao mà gợi được cái thần thái của mùa thu nơi làng quê : se lạnh, trong trẻo và đặc biệt yên tĩnh. Lại có sự mở rộng không gian với chiều cao đến vô tận của trời thu và dùng cái “động” (tiếng cá đớp duới chân bèo) để gợi cái tĩnh mịch, êm đềm của làng quê.
- Về nghệ thuật tả tình, đáng chú ý là bút pháp tả cảnh ngụ tình : Qua cảnh thu, nguời ta thấy sự quan sát tinh tế, tình yêu kín đáo mà thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, với quê hương đất nước, tâm trạng ưu thời mẫn thế.
- Về sử dụng ngôn ngữ, có hai nét đặc sắc : ngôn ngữ gỉàu hình ảnh, màu sắc (nước trong veo, sóng hơi gợn tí, lá khẽ đua, mây lơ lửng, ười xanh ngắt) ; cách gieo vần "eo" gợi tả được khung cảnh tỉnh lặng, vắng vẻ, đồng thời lại gợi đuợc cảm giác êm ả, nhẹ nhàng về cảnh mùa thu thân thuộc nơi thôn quê dân dã.
2. Bài tập 2, trang 136, SGK
Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Trả lời:
Truyện Hai đứa ưé của Thạch Lam có cốt truyện, nhàn vật, lời kể khá đặc biệt :
- Hai đứa trẻ có cốt truyện đơn giản, các sự việc rất ít (chi có một sự việc đáng kể là việc Liên và An đón đợi đoàn tàu đêm đi qua phố huyện". Nội dung tác phẩm chủ yếu được kết cấu theo những diễn biến tâm trạng của hai đứa trẻ, nhất là nỗi buồn thật mơ hồ mà khắc khoải của cô bé Liên với những biến thái tinh vi. Có thể coi Hai đứa trẻ là truyện tâm tình, không có cốt truyện đặc biệt.
- Về nhân vật, trong khung cảnh một buổi chiều tàn, một phiên chợ tàn, hiện lên những kiếp người tàn tạ, quẩn quanh. Những người kiếm sống ban ngày với phiên chợ gồm : những người đi chợ, mấy đứa trẻ bới rác, chị em Liên. Những người kiếm sống ban đêm quanh góc chợ và sân ga xép gồm : mẹ con chị Tí, bà cụ Thi, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm. Thấp thoáng sau những người ấy còn thấy một bà lão móm, một người cha mất việc,... những kiếp người tàn khác. Những nhân vật ấy được khắc hoạ chủ yếu ở chiều sâu nội tâm với nỗi buồn day dứt trước cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu, tẻ nhạt và niềm khao khát một cuộc sống đổi thay.
- Lời kể lúc thì ở bên ngoài (“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ”...) lúc lại nhập vào nhân vật (“Liên [...] thấy lòng buồn man mác”...). Gắn với loại truyện tâm tình, lời kể có giọng điệu rất riêng biệt, độc đáo, đó là lối kể chuyện thủ thỉ như tâm sự với người đọc. Đây là một nét đặc sắc góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật Thạch Lam.
3. Viết một đoạn văn bình luận ý kiến của Lê Qúy Đôn: "Thơ phát khởi từ trong lòng người ta".
Trả lời:
Tham khảo đoạn văn sau :
Nếu các loại hình kịch và tự sự chủ yếu nhằm miêu tả những diễn biến của đời sống khách quan thì loại hình trữ tình, mà tiêu biểu là thơ ca, lại chủ yếu nhằm biểu hiện những diễn biến sâu xa trong tâm hồn con người, nói như Lê Quý Đôn : “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”. Người ta ở đây cần được hiểu theo nhiều nghĩa. Trước hết, đó là bản thân nhà thơ với tư cách là cái tôi trữ tình - một cái tôi chủ yếu được biểu hiện ở phương diện những rung động, cảm xúc trước cuộc đời (Tố Hữu viết trong Từ ấy: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”). Trong thiên chức của mình, nhà thơ còn có thể hướng tới biểu hiện tâm hồn, tình cảm của người khác, do đó người ta còn là những nhân vật trữ tình (người li khách trong bài Tống biệt hành của Thâm Tâm). Người ta còn có nghĩa là người đọc thơ (Sóng Hồng nói mỗi lần vượt sông Hồng lại nhớ tới bài Tràng giang của Huy Cận). Đáng chú ý là muốn thơ thực sự có tác dụng phát khởi, khơi gợi ở con người những tình cảm cao đẹp, làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn thì tình cảm trong thơ không thể là khiên cưỡng, áp đặt, gò bó, càng không thể là giả tạo, sáo rỗng, mà phải thực sự tự nhiên, chân thành, được định hướng bởi những điều đúng đắn, tốt đẹp của cuộc đời. Chính vì yêu thương con người, mong muốn con người có một cuộc đời xứng đáng với tài năng và đức hạnh của mình mà Nguyễn Du mói sáng tạo được Đọc Tiểu Thanh kí và Truyện Kiều bất hủ. Có thể nói, ý kiến của Lê Quý Đôn đã xác định đúng đắn bản chất, đặc trưng của thơ ca, nhắc nhở các nhà thơ phải sống hết mình, phải rung động thực sự sâu sắc trước cuộc đời thì mới có thơ hay.
4. Nhận xét quan điểm của ông Vũ Trọng Phụng trong một bài bút chiến với nhóm Tự lực văn đoàn" "Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là thực sự ở đời". (báo Tương lai, số 9, ngày 25-3-1937).
Trả lời:
Đây là ý kiến của Vũ Trọng Phụng trong một bài bút chiến với nhóm Tự lực văn đoàn (đại diện là Nhất Chi Mai).
- Trước hết, câu “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết” đã động chạm đến đặc trưng thể loại của tiểu thuyết: Nó thường xuất phát từ những chất liệu có thật của đời sống để tạo ra một hiện thực mới thông qua vai trò của hư cấu nghệ thuật. Tuy nhiên, phải thấy hư cấu nghệ thuật chỉ có giá trị thực sự khi nó có cơ sở từ sự thật đời sống; nếu nó được tạo thành chỉ từ sự tưởng tượng chủ quan thì đó là thứ “tiểu thuyết thuần tuý” không có hơi thở của cuộc đời. Nhiều tiểu thuyết của Tự lực vần đoàn như Những ngày vui của Khái Hưng, Con đường sáng của Hoàng Đạo,... đã là thứ “tiểu thuyết thuần tuý” như thế. Chỉ cần nhắc lại câu văn của Nhất Chi Mai, Vũ Trọng Phụng đã khái quát được bản chất sáng tác của Tự lực vãn đoàn (và phần nào, của cả dòng văn học lãng mạn thời đó) là thoát li hiện thực, cô tình thi vị hoá cuộc sống.
- Trong sự đối lập hoàn toàn về ý nghĩa với câu trên, câu “Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời” đã nêu bật bản chất đích thực của tiểu thuyết là phản ánh hiện thực cuộc sống một cách chân thật và khách quan trong tất cả những biểu hiện đa dạng, phức tạp và sinh động của nó. Cần thấy rằng cái “sự thực ở đời” mà tiểu thuyết phản ánh không phải là sự sao chụp những gì có thật trong đời sống, mà đó phải là sự phản ánh thông qua quá trình lựa chọn, khái quát và sáng tạo của nhà văn theo một khuynh hướng tư tưởng, tình cảm nhất định. Vói Giông tố, Tắt đèn, Bước đường cùng,... Vũ Trọng Phụng và các nhà văn “cùng chí hướng" với ông đã phản ánh đúng đắn, chân thật cái “sự thực ở đời” khi đó.
Ý kiến của Vũ Trọng Phụng đã nêu bật sứ mệnh của tiểu thuyết, và đấy cũng là trách nhiệm của người cầm bút: Nhà văn không thể chạy theo sự tưởng tượng dễ dãi để thi vị hoá cuộc sống, rồi “sáng tác” ra thứ tiểu thuyết nói những điều không thật, mà phải đi sâu vào đời sống để khám phá và thể hiện đúng thực trạng của đời sống đó, tất cả vì một lí tưởng xã hội tốt đẹp, tiến bộ.
Sachbaitap.com