27/04/2018, 15:36

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh SBT Ngữ văn 11 tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 91 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Vì sao có thể cho rằng đoạn trích sau đây đã kết hợp rất thành công hai thao tác lập luận phân tích và so sánh ? ...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 91 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Vì sao có thể cho rằng đoạn trích sau đây đã kết hợp rất thành công hai thao tác lập luận phân tích và so sánh ?

1. Bài tập 3.c, trang 121, SGK.

Công việc ở nhà: 

c) Sưu tầm những đoạn văn hay, ở đố, tác giả đã thành công trong việc vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh.

Trả lời: 

Tham khảo đoạn trích sau đây:

Ở đời, chết vì thuốc độc, muôn người hoạ mới phải một người, chứ chết vì ăn không ngồi rồi thì thật nhiều. Cái độc ăn không ngồi rồi rất thảm, rất hại. Nay ta hãy đem một vài sự đáng sợ để thí dụ mà nghe.

Xe trên mặt đất, đi chỗ gập ghềnh, thường được chắc chắn hơn chỗ phẳng phiu. Thuyền đi trên mặt nước, đi chỗ ghềnh thác, thường được vững vàng hơn đi giữa dòng sông. Tại sao vậy ? Tại vì, biết là khó khăn mà giữ gìn thì được yên, cho là dễ dàng, mà khinh thường thì phải hỏng (bại vong).

[...] Những lúc thư nhàn, thử nghĩ mà coi. Vì đâu mà chí khí ta phải suy kém ? Vì đâu mà công việc ta phải hư hỏng ? Vì đâu mà uổng mất một đời rồi cùng nát với cỏ cây ? Vì đâu mà hoá ra hôn mê, không biết quay đầu lại, rồi lại đeo thêm cái tiếng xấu về sau ? Vì đâu thành chểnh mảng không biết lo xa rồi đến nỗi mắc vào tội vạ ? Ấy rút lại mấy điều là chỉ bởi ăn không ngồi rồi mà ra cả.

Sự ăn không ngồi rồi quả là cái cửa của những điều ác. Cửa ấy người giỏi vào, đến lúc ra thì dở; người tỉnh vào, đến lúc ra thì mê ; người cương trực vào, đến lúc ra thì thành liệt nhược, người thanh khiết vào, đến lúc ra thì thành ô uế; sự ăn không ngồi rồi hại thân, hại nhà, hại nước, nghĩ chẳng đáng sợ lấm ru !

(Lã Đông Lai, Có chịu lo, chịu làm mới sống được, theo bản dịch trong cổ học tinh hoa, NXB Vân học, Hà Nội, 2002)

2. Đọc kĩ đoạn trích sau, rồi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ghi bên dưới :

Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có ? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đòi bất hủ được !

Các ngươi con nhà võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi những chuyện xưa, ta không nói đến nữa. Nay ta chỉ kể chuyện Tống, Nguyên mới đây.

Vương Công Kiên là người thế nào, tì tướng của ông là Nguyễn Văn Lập lại là người thế nào, mà giữ thành Điếu Ngư nhỏ như cái đấu, đường đường chống với quân Mông Kha đông đến hàng trăm vạn, khiến cho nhân dân đời Tống đến nay còn đội ơn sâu !

Cốt Đãi Ngột Lang là người thế nào, tì tướng của ông là Xích Tu Tư lại là người thế nào, mà xông vào chỗ lam chướng xa xôi nghìn trùng, đánh bại được quân Nam Chiếu trong vài tuần, khiến cho quân trưởng đời Nguyên đến nay còn lưu tiếng tốt!

Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thòi loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, đê vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau !

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phoi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có án thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng, đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa ; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đôi đãi so với Vương Công Kiên, cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì.

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ, trong Ngữ văn 8, tập hai. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005)

Câu hỏi:

(1) Tác giả của đoạn trích trên có sử dụng thao tác lập luận phân tích không ?

A - Có                        B - Không 

(2) Tác giả của đoạn trích trên có sử dụng thao tác lập luận so sánh không ?

A - Có                        B - Không 

(3) Đoạn trích trên được viết với mục đích : Phân tích về lí tưởng của người tì tướng và tình hình thực tế lúc bấy giờ. Nói thế đúng hay sai ?

A - Đúng                     B - Sai                C - Ý kiến khác 

(4) Đoạn trích trên được viết với mục đích : Làm cho các tì tướng phải tự so sánh với các tấm gương lí tưởng và tình hình thực tế đã được phân tích để nhận ra trách nhiệm của bản thân mình. Nói thế đúng hay sai ?

A - Đúng                    B - Sai                  C - Ý kiến khác 

Trả lời:

Dễ nhận ra, dấu cần được đánh vào các ô (1)A, (2)A, (4)A. Riêng ở (3) mục đích làm sáng rõ lí tưởng và tình hình thực tế là có. Nhưng đó chưa phải là mục đích chủ yếu, mục đích cuối cùng. Câu nhận xét ở đó không hẳn sai, nhưng chưa đủ, tức là chưa hoàn toàn đúng. Dấu kiểm, vì thế, phải đánh vào ô (3)C.

3. Vì sao có thể cho rằng đoạn trích sau đây đã kết họp rất thành công hai thao tác lập luận phân tích và so sánh ?

Nhưng thơ Xuân Diệu chẳng những diễn đạt được cái tinh thần cố hữu của nòi giống. [...] Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cánh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết.

Nhưng sự sống muôn hình thức mà trong những hình thức nhỏ nhặt thường lại ẩn náu một nguồn sống dồi dào. Không cần phải là con hó ngự trị trên rừng xanh, không cần phải là con chim đại bàng bay một lần chin vạn dặm mới là sống. Sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đã biếu hiện ra mô ĩ cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi. Sau khi đọc đi đọc lại nhà thơ có tâm hồn phức tạp này, sau khi đã tìm kiếm Xuân Diệu hoài, tôi thấy đây mới thực là Xuân Diệu.

Trong cảnh mùa thu rất quen với thi nhân Việt Nam, chỉ Xuân Diệu mới để ý đến:

Những luồng run rẩy rung rinh lá ...

cùng cái:

Cành biếc run run chân ý nhi.

Nghe đàn dưới trăng thu, chỉ Xuân Diệu mới thấy: 

Linh lung bóng sáng bỗng rung mình.

và mới có cái xôn xao gửi trong mấy hàng chữ lạ lùng này:

Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời ?

Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi,

Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:

Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người.

Cũng chỉ Xuân Diệu mới tìm được nơi đồng quê cái cảnh:

Mây biếc về đâu bay gấp gấp,

Con cò trên ruộng cánh phân vân.

Từ con cò của Vương Bột lặng lẽ bay với ráng chiềuđến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân, có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới.

(Theo Tuyển tập Hoài Thanh, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1982)

Trả lời: 

Để trả lời được câu hỏi, cần xem xét:

- Đoạn trích được viết ra nhằm mục đích gì ?

- Tác giả có sử dụng các thao tác lập luận phân tích và so sánh không ? Nếu có, thì:

+ Trong hai thao tác đó, thao tác nào đóng vai trò chủ yếu ? Việc lựa chọn thao tác lập luận chủ yếu như thế có phù hợp với mục đích nghị luận không ?

+ Thao tác còn lại có kết họp một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn với thao tác chủ yếu và hỗ Ượ thao tác chủ yếu trong việc làm sáng tỏ điều cần bàn luận không ?

 

4. Viết một bài văn nghị lùận ngắn (khoảng 300 chữ) có vận dụng kết hợp hai thao tác lập luận phân tích và so sánh để bàn về một vấn đề xã hội đang được quan tâm.

Trả lời: 

Tham khảo bài viết ngắn sau đây:

Hôm nay, cháu được biết tin về vụ tai nạn của hai giáo sư của Mĩ và Việt Nam, liên tiếp ngay tại Hà Nội. Lúc ấy, cháu thấy thật buồn và xấu hổ.

Cháu nhớ lại một lần đi trên đường phố và gặp một người nước ngoài cùng đi xe máy. Đèn đỏ, bọn cháu dừng lại, người đó nhìn bọn cháu cười và cháu đang định nở một nụ cười mến khách thì chợt sững lại... Có một số người vượt đèn đỏ, thậm chí còn đánh võng ngay trước mắt bọn cháu và người nước ngoài kia. Nụ cười của cháu lập tức vụt tắt. Cháu vội quay mặt đi. Còn gì xấu hổ hơn khi người nước ngoài đến nước mình thì thực hiện tốt luật còn người nước mình thì coi thường luật. Ngay lập tức, một ý nghĩ hiện lên trong đầu cháu : không bao giờ làm như những người kia! Và không hiểu sao, cháu cũng tin là các bạn mình cũng sẽ nghĩ như mình.

Hằng ngày, chúng cháu đạp xe đến trường học trên những con đường gồ ghề, nham nhở vì sửa chữa kéo dài. Đã có nhiều lần cháu và các bạn bị ngã trên những đoạn đường đó. Có bạn cháu đã nói rằng sau này lớn lên nó sẽ làm Bộ trưởng Bộ Giao thông và quyết không để có đoạn đường nào như vậy nữa. Chúng cháu đều tin bạn ấy sẽ làm được và thấy rất vui.

Trên đường đi học, cháu phải qua nhiều ngã tư. Mỗi lần gặp đèn đỏ dù có sợ muộn học thế nào cháu cũng nhất quyết dừng lại. Ban đầu, trên con đường dành riêng cho xe đạp ấy chỉ có chúng cháu dừng lại. Có người còn nói: “Sao lại đột ngột dìmg lại, định hại người đi sau à ?”. Thế rồi một hôm, chúng cháu cũng dừng lại như thế, nhưng sau chúng cháu đã có thêm mấy anh chị cùng trường. Điều đó khiến chúng cháu càng thêm tin tưởng điều mình làm sẽ có nhiều người ủng hộ.

Hôm nay, khi nghe tin về vụ hai giáo sư bị tai nạn xe máy, cháu nhớ lại ý của một bài báo cháu đã đọc trên tờ “Hoa học trò”: Trên các cột đèn tín hiệu ở Bờ hồ Hoàn Kiếm, người ta đã lắp đặt thiết bị mà khi người đi bộ bấm vào nút thì xe cộ sẽ dừng lại để mình đi qua. Thế nhưng, thiết bị ấy hình như chỉ có người nước ngoài sứ dụng, còn người mình thì cứ thế mà băng qua đường.

Phóng viên đứng quan sát một lúc lâu và tưởng chừng như đã có thể đưa ra nhận xét cuối cùng về thử nghiệm kia, thì một nhóm 9X đã dùng nút bấm đó. Nhà báo vui mừng nhận xét : “Tương lai, 9X sẽ có ý thức giao thông tốt..."

Cháu cũng tin như vậy. Và cháu là 9X.

Một 9X của Trường THPT DL Marie Curie, Hà Nội (Theo báo điện tử Vietnamnet, ngày 12 - 12 - 2006)

Sachbaitap.com

0