05/02/2018, 10:44

Soạn bài Luyện tập thao tác vận dụng kết hợp thao tác lập luân phân tích và so sánh lớp 11

Hướng dẫn các bạn cách soạn bài luyện tập thao tác vận dụng kết hợp thao tác lập luân phân tích và so sánh trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 11 ngắn gọn đơn giản Để cũng cố lại những tri thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận phân tích và so sánh đã học. đồng thời vận dụng những ...

Hướng dẫn các bạn cách soạn bài luyện tập thao tác vận dụng kết hợp thao tác lập luân phân tích và so sánh trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 11 ngắn gọn đơn giản Để cũng cố lại những tri thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận phân tích và so sánh đã học. đồng thời vận dụng những phương thức này vào trong bài văn nghị luận về một hiện tượng quen thuộc. chúng ta cùng đi tìm hiểu bài luyện tập thao tác vận dụng kết hợp thao tác lập luân phân tích và so sánh. Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu Cái chén nhỏ, cái điã cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn. (Hồ Chí Minh, Cần kiệm liêm chính) – Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận nào? – Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích. – Anh (chị) rút ra được kết luận gì về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn (một bài) văn nghị luận? Trả lời: - Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh. - Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích: + Tự kiêu tự đại là dại khờ. Vì minh hay, còn nhiều người hay hơn mình. mình giỏi còn nhiều người giỏi hơn mình. + Tự kia tự đại là thoái bộ + Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ sâu rộng của nó + Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng tràn đầy - Việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn (một bài) văn nghị luận: hai lập luận phân tích và so sánh có vai trò quan trọng ngang nhau và cùng kết hợp với nhau để làm cách lập luận them phong phú, đa dạng, chặt chẽ và hiệu quả hơn. Câu 2: Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn bàn về vẻ đẹp của một bài thơ (bài văn): a) Hãy coi phần văn bản anh (chị) sẽ viết là một bộ phận của một bài văn hoàn chỉnh và cho biết: – Chủ đề của bài văn ấy là gì? – Để làm sáng tỏ chủ đề ấy, cần phải nêu những luận điểm cụ thể nào? Hãy sắp xếp những luận điểm đó thành một dàn ý rành mạch, hợp lí. – Đoạn văn anh (chị) dự định viết sẽ làm sáng tỏ luận điểm nào? Luận điểm ấy nằm ở phần nào trong dàn ý? Cần chuyển ý bằng cách nào để phần văn bản anh (chị) viết có thể liên kết được với đoạn văn trước đó? b) – Anh (chị) sẽ đưa ra những luận cứ nào để làm sáng tỏ cho luận điểm? Cần vận dụng thao tác lập luận nào là chính (phân tích hay so sánh)? Vì sao? – Giả sử anh (chị) đã quyết định vận dụng thao tác phân tích (hoặc so sánh) là chính, thì thao tác còn lại – so sánh (hoặc phân tích) – anh (chị) định sử dụng ở phần nào và sử dụng như thế nào để việc trình bày hợp lí, rõ ràng, có sức thuyết phục và hấp dẫn? – Phải kết hợp thao tác lập luận chính với thao tác lập luận hỗ trợ như thế nào để đoạn văn không rời rạc mà gắn bó với nhau một cách hợp lí? c) Diễn đạt các ý đã tìm được thành một (hoặc một số) đoạn văn. Gợi ý: Có thể tham khảo đoạn trích sau đây: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài, như con gà ngon, ngon ở từng phao câu đầu cánh lắt lẻo khuỷu xương, không thể tóm tắt thơ được, mà phải đọc lại. Cái thú vị của bài “Thu điếu là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu trắng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa trèo, tầng mây lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động; ở các vần thơ: không phải chỉ giỏi vì là những tử vận hiểm hóc, mà chính hay vì kết họp với từ, nói nghĩa chữ, đến một cách thoải mái đúng chỗ, do một nhà nghệ sĩ cao tay; cả bài thơ không non ép một chữ nào, nhất là hai câu 3 – 4 [...]. Quá trình ngôn ngữ của thơ đi, từ đời Lê Hồng Đức, thật hãy còn vất vả, nặng nề: Trời muôn trượng thẳm làu làu sạch, đến Nguyễn Khuyến đã thành ra: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, thật trong sáng nhẹ nhàng, như không một trở lực nào níu được sự diễn đạt nữa. Thế mới biết những câu thơ thoải mái tự nhiên là kết quả của một sự khổ luyện, khổ luyện qua những thời đại, hoặc là khổ luyện trong một người. (Xuân Diệu, Đọc thơ Nguyễn Khuyến) Trả lời: Gợi ý một số đề nhỏ để các em tập viết thành đoạn văn nghị luận có kết hợp các thao tác lập luận: - Vẻ đẹp ngôn ngữ trong bà thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương - Nét đẹp dân gian- dân tộc trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương - Nét đẹp mà tâm đắc nhất trong hình ảnh người nghệ sĩ đánh giặc qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuoc. Xem thêm: Soạn bài luyện tập viết bản tin

Hướng dẫn các bạn cách soạn bài luyện tập thao tác vận dụng kết hợp thao tác lập luân phân tích và so sánh trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 11 ngắn gọn đơn giản
Để cũng cố lại những tri thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận phân tích và so sánh đã học. đồng thời vận dụng những phương thức này vào trong bài văn nghị luận về một hiện tượng quen thuộc. chúng ta cùng đi tìm hiểu bài luyện tập thao tác vận dụng kết hợp thao tác lập luân phân tích và so sánh.

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu Cái chén nhỏ, cái điã cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn.
(Hồ Chí Minh, Cần kiệm liêm chính)
– Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận nào?
– Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích.
– Anh (chị) rút ra được kết luận gì về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn (một bài) văn nghị luận?
Trả lời:
- Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh.
- Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích:
+ Tự kiêu tự đại là dại khờ. Vì minh hay, còn nhiều người hay hơn mình. mình giỏi còn nhiều người giỏi hơn mình.
+ Tự kia tự đại là thoái bộ
+ Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ sâu rộng của nó
+ Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng tràn đầy
- Việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn (một bài) văn nghị luận: hai lập luận phân tích và so sánh có vai trò quan trọng ngang nhau và cùng kết hợp với nhau để làm cách lập luận them phong phú, đa dạng, chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Câu 2: Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn bàn về vẻ đẹp của một bài thơ (bài văn):
a) Hãy coi phần văn bản anh (chị) sẽ viết là một bộ phận của một bài văn hoàn chỉnh và cho biết:
– Chủ đề của bài văn ấy là gì?
– Để làm sáng tỏ chủ đề ấy, cần phải nêu những luận điểm cụ thể nào? Hãy sắp xếp những luận điểm đó thành một dàn ý rành mạch, hợp lí.
– Đoạn văn anh (chị) dự định viết sẽ làm sáng tỏ luận điểm nào? Luận điểm ấy nằm ở phần nào trong dàn ý? Cần chuyển ý bằng cách nào để phần văn bản anh (chị) viết có thể liên kết được với đoạn văn trước đó?

b) – Anh (chị) sẽ đưa ra những luận cứ nào để làm sáng tỏ cho luận điểm? Cần vận dụng thao tác lập luận nào là chính (phân tích hay so sánh)? Vì sao?
– Giả sử anh (chị) đã quyết định vận dụng thao tác phân tích (hoặc so sánh) là chính, thì thao tác còn lại – so sánh (hoặc phân tích) – anh (chị) định sử dụng ở phần nào và sử dụng như thế nào để việc trình bày hợp lí, rõ ràng, có sức thuyết phục và hấp dẫn?
– Phải kết hợp thao tác lập luận chính với thao tác lập luận hỗ trợ như thế nào để đoạn văn không rời rạc mà gắn bó với nhau một cách hợp lí?

c) Diễn đạt các ý đã tìm được thành một (hoặc một số) đoạn văn.
Gợi ý: Có thể tham khảo đoạn trích sau đây:
Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài, như con gà ngon, ngon ở từng phao câu đầu cánh lắt lẻo khuỷu xương, không thể tóm tắt thơ được, mà phải đọc lại. Cái thú vị của bài “Thu điếu là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu trắng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa trèo, tầng mây lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động; ở các vần thơ: không phải chỉ giỏi vì là những tử vận hiểm hóc, mà chính hay vì kết họp với từ, nói nghĩa chữ, đến một cách thoải mái đúng chỗ, do một nhà nghệ sĩ cao tay; cả bài thơ không non ép một chữ nào, nhất là hai câu 3 – 4 [...].

Quá trình ngôn ngữ của thơ đi, từ đời Lê Hồng Đức, thật hãy còn vất vả, nặng nề: Trời muôn trượng thẳm làu làu sạch,
đến Nguyễn Khuyến đã thành ra:
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
thật trong sáng nhẹ nhàng, như không một trở lực nào níu được sự diễn đạt nữa.
Thế mới biết những câu thơ thoải mái tự nhiên là kết quả của một sự khổ luyện, khổ luyện qua những thời đại, hoặc là khổ luyện trong một người.
(Xuân Diệu, Đọc thơ Nguyễn Khuyến)
Trả lời:
Gợi ý một số đề nhỏ để các em tập viết thành đoạn văn nghị luận có kết hợp các thao tác lập luận:
- Vẻ đẹp ngôn ngữ trong bà thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương
- Nét đẹp dân gian- dân tộc trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương
- Nét đẹp mà tâm đắc nhất trong hình ảnh người nghệ sĩ đánh giặc qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuoc.

Xem thêm:
0