08/03/2018, 11:27

Soạn bài: Luyện nói kể chuyện

Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CAN NẮM VŨNG Để có thể luyện nói kể chuyện đạt-kết quả tốt, các em cần ôn lại để nắm chắc những kiến thức cơ bản sau: – Đặc điểm của bài văn tự sự; – Lời văn tự sự; – Bố cục một bài văn tự sự; ...


Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CAN NẮM VŨNG

Để có thể luyện nói kể chuyện đạt-kết quả tốt, các em cần ôn lại để nắm chắc những kiến thức cơ bản sau:

– Đặc điểm của bài văn tự sự;

– Lời văn tự sự;

– Bố cục một bài văn tự sự;

– Câu chủ đề trong đoạn vãn tự sự.

II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Lập dàn bài

Dưới đây là một số dàn bài tham khảo

a) Tự giới thiệu về bản thân

* Mỏ bài

– Lời chào hỏi mở đầu;

– Lí do tự giới thiệu.

* Thân bài

– Tên, tuổi, lớp, trường

– Nói về gia đình (nói sơ lược vì đây không phải là nội dung chính):

+ Gồm những ai;

+ Nghề nghiệp từng người;

– Nói về bản thân:

+ Tinh hình học tập (học lực, giỏi môn gì, kém môn gì, có năng khiếu môn gì, kết quả học tập,…);

+ Tinh hình sức khoẻ (tốt hay bình thường, có phải nghỉ học ngày nào vì ốm đau hay không,…);

+ Việc làm hằng ngày (đi học buổi nào, về nhà giúp đỡ gì cho gia đình, buổi tối sinh hoạt và tự học ra sao,…);

+ Sở thích (yêu môn gì, thích hoạt động gì,…);

+ Nguyện vọng (trước mắt và lâu dài,…).

* Kết bài

– Lời chào

– Lời cám ơn đã lắng nghe.

b) Giới thiệu người bạn mà em quý mến

* Mở bài

– Lời chào mở đầu

– Lí do giới thiệu về bạn mình.

* Thân bài

– Giới thiệu với mọi người về tên, tuổi, trường, lớp của người bạn.

– Giới thiệu một vài nét về ngoại hình:

+ Khuôn mặt;

+ Hình dáng;

+ Trang phục.

– Giới thiệu tính tình và các mối quan hệ của bạn mình với người khác:

+ Tính tình nổi bật ở người bạn (cởi mở, nhút nhát, hay mạnh dạn,…);

+ Quan hệ với bạn bè (gần gũi, thân tình hay lạnh nhạt,…);

+ Quan hệ với thầy (cô) giáo (thái độ kính trọng, lễ phép, ngoan ngoãn…);

+ Quan hệ với những người xung quanh (tôn trọng, cởi mở hay xa lánh,…).

– Giới thiệu về học tập):

+ Tinh thần, thái độ học tập (đi học đúng giờ không, đến lớp có tập trang nghe giảng không, việc chuẩn bị bài và học bài như thế nào…);

+ Kết quả học tập (những môn khá, giỏi, môn trung bình,…);

+ Số lần được khen thưởng (học kì I, học kì II hoặc những năm trước, số lần đạt học sinh giỏi, tiên tiến,…)

– Giới thiệu về các hoạt động khác:

+ Hoạt động văn nghệ, thể thao (có hay tham gia không, có nhiệt tình không, bản thân có đàn hay hát giỏi không,…)

+ Tham gia các phong trào khác của lớp, trường (bích báo, trực nhật cổ động cho các phong trào ở trường, lớp,…)

+ Giúp đỡ bạn bè (tinh thần có nhiệt tình không, có ngại khó, ngại mất thời gian không,…)

– Sở thích và nguyện vọng của bạn:

+ Thích hoạt động gì nhất;

+ Nguyện vọng và ước muớn của bạn là gì.

* Kết bài

– Tinh cảm của mình đối với bạn

– Lời chào người nghe

c) Kể về gia đình mình

* Mở bài

– Lời chào mọi người

– Giới thiệu về mình và lí do kể về gia đình.

* Thân bài

– Giới thiệu chung về gia đình:

+ Nhà ở đâu;

+ Có bao nhiêu người.

– Giới thiệu về ông bà:

+ Tuổi tác, sức khoẻ;

+ Sinh hoạt hằng ngày của ông bà;

+ Tinh cảm của ông bà đối với các cháu trong nhà và tình cảm của các cháu đối với ông bà.

– Giới thiệu về bố mẹ:

+ Tuổi tác, nghề nghiệp, sức khoẻ;

+ Công việc hằng ngày của bố mẹ;

+ Sự quan tâm của bố mẹ đối với con cái;

+ Tinh cảm của em đối với bố mẹ.

– Giới thiệu về các anh chị em trong gia đình:

+ Mấy anh, mấy chị;

+ Đang đi học hay đã công tác;

+ Tinh hình học tập hoặc công việc của các anh chị;

+ Tinh cảm anh chị em trong gia đình;

– Sinh hoạt chung trong gia đình:

+ Sinh hoạt hằng ngày diễn ra như thế nào;

+ Không khí trong gia đình.

* Kết bài

– Tình cảm của mọi người đối với em

– Tinh cảm của em đối với gia đình.

d) Kể về một ngày hoạt động của mình

* Mở bài

– Lời chào mọi người

– Nêu lí do kể về một ngày hoạt động của mình.

* Thân bài

– Giới thiệu những nét chung nhất về một ngày học tập và làm việc của mình

– Công việc học tập buổi sáng:

+ Ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân và ăn sáng;

+ Kiểm tra lại việc chuẩn bị sách vở hoặc học lại bài trước khi đến lớp;

+ Công việc truy bài trong nhóm trước khi vào lớp (nếu có);

+ Công việc trong ngày có phiên trực nhật lớp ;

+ Công việc sau khi buổi học kết thúc;

– Công việc học tập và sinh hoạt buổi chiều:

+ Nghỉ trưa;

+ Công việc học tập ở nhà;

+ Công việc giúp đỡ gia đình;

+ Công việc ở trường (nếu có).

– Công việc học tập và sinh hoạt buổi tối:

+ Dọn dẹp sau bữa cơm tối;

+ Chuẩn bị bài ngày hôm sau;

+ Những công việc khác.

* Kết bài

– Suy nghĩ về công việc hằng ngày của mình

– Lời chào những người nghe.

Bài viết tham khảo

Giới, thiệu người bạn mà em quý mến

Mở bài

Thưa tất cả các bạn! Lớp tôi và chính cả bản thân tôi, mọi người ai cũng yêu mến Hoà và gọi bạn là “Hoà còi”. Bởi vì Hoà trông như người “ốm đói”, nghĩa là Hoà rất…còi!

Thân bài

Hoà nhỏ người, bé loắt choắt, trông dáng thật nhanh nhẹn. Nhưng các bạn đừng tưởng là Hoà yếu nhé. Bạn ấy khoẻ lắm đấy. Khi nào có việc gì lớp cần, bạn ấy chạy lên chạy xuống cầu thang của khu nhà lớp học 3 tầng mà không biết mỏi. Hoà ăn mặc gọn gàng. Trông bạn trong bộ đồng phục quần xanh, áo trắng, có đính phù hiệu lên lớp, thật chững chạc. Chiếc khăn quàng đỏ thắm lúc nào cũng ngay ngắn. Mái tóc cắt cao làm khuôn mặt bạn lanh lợi và sáng sủa lên rất nhiều.

Tính Hoà rất hiền. Hoà luôn luôn cởi mở với tất cả các bạn. Ai cần gì là Hoà giúp ngay không hề ngần ngại. Chữ Hoà thật đẹp, dù viết trong vở hay trên bảng. Ai nhìn chữ Hoà viết cũng trầm trồ khen ngợi. Vở của Hoà bao giờ cũng được xếp loại A và thường được cô nêu lên như một tấm gương của lớp về vở sạch chữ đẹp.

Hoà rất chăm học. Vào lớp, trong bất kì giờ học' hào, Hoà cũng luôn luôn chăm chú nghe lời thầy cô giáo .giảng, bài. Nhìn dáng ngồi thẳng, mắt chăm chú theo dõi từng nét chữ thầy cô viết trên bảng, tai như cố đón nhận lấy từng lời, từng lời giảng giải cúa thầy cô cả lớp ai cũng cảm phục. Mỗi khi thầy cô hỏi bài, bao giờ Hoà cũng là người xung phong đầu tiên. Và nếu được thầy cô chỉ định, Hoà phát biểu đều rất tốt và được thầy cô khen ngợi.

Tuy học giỏi nhưng Hoà lại là người khiêm tốn và hay giúp đỡ bạn bè. Giờ ra chơi, Hoà thường hay tranh thủ giảng lại bài cho những bạn chưa hiểu. Có những khi Hoà còn đến tận nhà bạn học lực yếu để kèm cặp, giúp đỡ. Với sự tận tình của Hoà, trong lớp đã có nhiều bạn học tập tiến bộ rõ rệt. Không ai không khẳng định công sức to lớn của Hoà đóng góp vào kết quả học tập chung của lớp.

Kết bài

Các bạn ạ, Hoà của tôi là một người như thế đấy. Hoà là một người bạn thật tốt. Hoà có nhiều đức tính mà tôi cần học tập. Hoà là một tấm gương sáng cho tôi và các bạn trong lóp noi theo.

0