Soạn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
Bố cục: - Phần 1 (tám câu thơ đầu): Trịnh Hâm ra tay hãm hại Lục Vân Tiên. - Phần 2 (mười câu thơ tiếp theo): Lục Vân Tiên được ông Ngư cứu giúp. - Phần 3 (những câu thơ còn lại¬): Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và ông Ngư. Hướng dẫn soạn bài ...
Bố cục:
- Phần 1 (tám câu thơ đầu): Trịnh Hâm ra tay hãm hại Lục Vân Tiên.
- Phần 2 (mười câu thơ tiếp theo): Lục Vân Tiên được ông Ngư cứu giúp.
- Phần 3 (những câu thơ còn lại¬): Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và ông Ngư.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Chủ đề của đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn là: qua sự đối lập giữa thiện và ác, tác giả thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời.
Câu 2:
Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm:
- Đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang trong cơn hoạn nạn, cậy nhờ sự giúp đỡ của Trịnh Hâm mà bị hắn lừa gạt (Lục Vân Tiên đã bị mù, tiền bạc hết, tớ thấy đang bơ vơ).
- Phản bội lại bạn bè, phản bội lại lời hứa của chính mình là sẽ đưa Vân Tiên trở lại quê nhà.
Đó là hành động vừa bất nhân vừa bất nghĩa, vừa gian ngoan vừa xảo quyệt, tất cả cũng vì lòng ganh ghét, vì sự đố kị tài năng. Lòng ganh ghét đa ngấm vào xương tuỷ, trở thành bản chất độc ác của Trịnh Hâm.
Đây là đoạn thơ tự sự đặc sắc. Chỉ tám dòng thơ, tác giả đã sắp xếp các tình tiết một cách hợp lí, thể hiện diễn biến hành động rất mau lẹ, có tính toán và rất độc ác của Trịnh Hâm.
Câu 3:
Đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen đến độc ác của Trịnh Hâm là tấm lòng bao dung nhân ái, hào hiệp của ông Ngư. Sau khi cứu sống Vân Tiên, biết tình cảnh khốn khổ của chàng, ông Ngư sẵn lòng cưu mang chàng, dù chỉ là chia sẻ một cuộc sống đói nghèo hẩm hút, tương rau, nhưng đầm ấm tình người. Ông cũng chẳng hề tính toán đến cái ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp
"Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn"
Cuộc sống lao động của ông Ngư cũng được miêu tả rất đẹp. Đó là một cuộc sống của người dân chài bình thường trên sống nước được thi vị hóa phần nào trở nên thơ mộng hơn; một cuộc sống trong sạch ngoài vòng danh lợi ô trọc, một cuộc sống tự do phóng khoáng giữa đất trời cao rộng, hòa nhập bầu bạn với thiên nhiên, thảnh thơi giữa sống nước, gió trăng và do thế cũng đầy ắp niềm vui bởi con người lao động tự do, tự làm chủ mình, có thể ứng phó với mọi tình thế. Cuộc sống ấy hoàn toàn xa lạ với những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ mưu danh, trục lơi, sẵn sàng chà đạp lên cả đạo đức nhân nghĩa.
Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người lao động bình thường qua việc làm nhân đức và nhân đạo cao cả của Ngư ông.
Câu 4:
Đoạn thơ giàu cảm xúc khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã. Đoạn cuối có nhiều hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, mở ra một khoảng thiên nhiên cao rộng với những: đồi, vịnh, chích, đầm, trời đất, gió trăng… Con người hòa nhập thiên nhiên, tràn đầy niềm vui sống.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 121 SGK):
+ Trong Truyện Lục Vân Tiên, những nhân vật có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư là: giao long, Du thần, ông Tiều, Hớn Minh.
+ Những nhân vật ấy đều là những người có nhân cách cao cả, có lòng tốt, sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn.
+ Thông qua những nhân vật này, tác giả gửi gắm tư tưởng nhân đạo, niềm tin vào công lý và chính nghĩa, niềm tin vào tấm lòng nhân ái của con người trong cuộc sống.
Ý nghĩa - Nhận xét
- Qua đoạn trích, học sinh thấy được sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, thấy được thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.
- Học sinh cảm nhận được những xúc cảm trong bài thơ thông qua ngôn ngữ thơ bình dị, dân dã.
Các bài soạn văn lớp 9 hay