03/06/2017, 23:06
Soạn bài lớp 9: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Bài soạn môn Ngữ văn lớp 9 học kì II với đề bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Em hãy thực hiện các yêu cầu sau đây để hiểu thế nào là một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 1. Bài văn sau đây bàn đến sự việc, hiện tượng gì của đời ...
Bài soạn môn Ngữ văn lớp 9 học kì II với đề bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Em hãy thực hiện các yêu cầu sau đây để hiểu thế nào là một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Bài văn sau đây bàn đến sự việc, hiện tượng gì của đời sống? Vấn đề được bàn bạc có ý nghĩa đối với đời sống xã hội không?
Em hãy thực hiện các yêu cầu sau đây để hiểu thế nào là một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Bài văn sau đây bàn đến sự việc, hiện tượng gì của đời sống? Vấn đề được bàn bạc có ý nghĩa đối với đời sống xã hội không?
BỆNH LỀ MỀ
Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện. Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có người đến. Giấy mời hội thảo ghi 14 giờ mà mãi đến 15 giờ mọi người mới có mặt. Hiện tượng này xuất hiện trong nhiều cơ quan, đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa.
Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hoả, đi nhà hát chắc không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo là việc chung, có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là hết chậm lần này đến chậm lần khác, và bệnh lề mề không sửa được.
Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đối với công việc chung của mọi người.
Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian. Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải đợi người đến muộn. Bệnh lề mề còn tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay 1 giờ!
Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá.
Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hoả, đi nhà hát chắc không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo là việc chung, có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là hết chậm lần này đến chậm lần khác, và bệnh lề mề không sửa được.
Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đối với công việc chung của mọi người.
Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian. Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải đợi người đến muộn. Bệnh lề mề còn tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay 1 giờ!
Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá.
(Phương Thảo)
Gợi ý: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn bạc về một sự việc, hiện tượng có có ý nghĩa đối với xã hội. Sự việc, hiện tượng đó có thể là đáng khen, đáng chê hay có vấn đề cần suy nghĩ. Bệnh lề mề là một hiện tượng thường thấy của xã hội, nhất là ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển. Bệnh lề mề rất có hại cho đời sống xã hội, bàn đến, chỉ ra những biểu hiện cũng như cái hại của nó nhằm phê phán là một việc làm rất có ý nghĩa, giúp xã hội tiến bộ hơn.
2. Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra bệnh lề mề? Hiện tượng này có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện đó không?
Gợi ý: Để người đọc nhận ra bệnh lề mề, người viết đã chỉ ra những biểu hiện của hiện tượng này (coi thường giờ giấc, đến muộn so với giờ hẹn,…). Bài viết đã nêu được biểu hiện phổ biến, đáng quan tâm của một hiện tượng tiêu cực của xã hội.
3. Bài văn có chỉ ra được nguyên nhân của bệnh lề mề không? Đó là những nguyên nhân nào?
Gợi ý: Các nguyên nhân của bệnh lề mề được chỉ ra trong bài văn: thiếu trách nhiệm, không coi trọng việc chung; thiếu tự trọng, không tôn trọng người khác.
4. Người viết đã phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào?
Gợi ý: Người viết đã chỉ ra những tác hại của bệnh lề mề: gây hại cho tập thể, lãng phí thời gian, làm mất thời gian của người khác, làm cho công việc trì trệ, gây ra tập quán không tốt…
5. Người viết đã bộc lộ thái độ đánh giá của mình trước hiện tượng được bàn đến như thế nào?
Gợi ý: Người viết tỏ rõ thái độ phê phán đối với hiện tượng lề mề coi thường giờ giấc, xem đây như một thứ bệnh gây tác hại đối với sự tiến bộ của xã hội.
6. Bài viết được bố cục như thế nào? Bố cục như thế có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?
Gợi ý: Bố cục của bài viết mạch lạc và chặt chẽ (có thể chia thành 3 phần tương ứng với Mở bài, Thân bài, Kết bài). Mở đầu, tác giả chỉ ra hiện tượng cần bàn bạc. Tiếp đến, tác giả phân tích những tác hại của hiện tượng. Cuối cùng, tác giả đưa ra giải pháp khắc phục.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Hãy nêu ra các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương mà em thấy ở trường của mình hoặc ở ngoài xã hội.
Gợi ý: Chú ý quan sát, hoặc nhớ lại những sự việc, hiện tượng tốt đáng biểu dương của các bạn cùng lớp, cùng trường hay ngoài xã hội, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày (có thể là việc làm tốt, gương học tập đáng noi theo, ý thức vươn lên, ý thức giữ nền nếp tốt…).
2. Theo em, trong số các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương vừa nêu, sự việc, hiện tượng nào đáng để viết một bài nghị luận xã hội và sự việc, hiện tượng nào không cần viết? Vì sao?
Gợi ý: Sự việc, hiện tượng được đem ra nghị luận phải là những sự việc nổi bật, có ý nghĩa đối với mọi người hoặc là những sự việc, hiện tượng có nhiều điều cần phải suy nghĩ.
3. Có một hiện tượng như sau:
Theo một cuộc điều tra 2 000 thanh niên nam ở Hà Nội năm 1981 cho thấy: từ 11 đến 15 tuổi, 25% các em đã hút thuốc lá; từ 16 đến 20: 52%; trên 20 tuổi: 80%. Tỉ lệ này ngang với các nước châu Âu. Trong số các em hút thuốc lá, có đến 80% lâu lâu có triệu chứng như ho hen, khạc đờm, đau ngực, còn trong số những em không hút chỉ có không đến 1% có các triệu chứng ấy. (Theo Nguyễn Khắc Viện)
Hãy cho biết hiện tượng này có thể trở thành đối tượng để viết một bài văn nghị luận xã hội không? Vì sao?
Gợi ý: Muốn biết hiện tượng này có thể trở thành đối tượng để viết một bài văn nghị luận xã hội không, hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Đây có phải là hiện tượng có thực của đời sống xã hội không?
- Hiện tượng này có phổ biến, bức xúc không?
- Hiện tượng này có tác hại nhiều hay ít?
- Bàn đến hiện tượng này thì có tác dụng gì?
2. Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra bệnh lề mề? Hiện tượng này có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện đó không?
Gợi ý: Để người đọc nhận ra bệnh lề mề, người viết đã chỉ ra những biểu hiện của hiện tượng này (coi thường giờ giấc, đến muộn so với giờ hẹn,…). Bài viết đã nêu được biểu hiện phổ biến, đáng quan tâm của một hiện tượng tiêu cực của xã hội.
3. Bài văn có chỉ ra được nguyên nhân của bệnh lề mề không? Đó là những nguyên nhân nào?
Gợi ý: Các nguyên nhân của bệnh lề mề được chỉ ra trong bài văn: thiếu trách nhiệm, không coi trọng việc chung; thiếu tự trọng, không tôn trọng người khác.
4. Người viết đã phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào?
Gợi ý: Người viết đã chỉ ra những tác hại của bệnh lề mề: gây hại cho tập thể, lãng phí thời gian, làm mất thời gian của người khác, làm cho công việc trì trệ, gây ra tập quán không tốt…
5. Người viết đã bộc lộ thái độ đánh giá của mình trước hiện tượng được bàn đến như thế nào?
Gợi ý: Người viết tỏ rõ thái độ phê phán đối với hiện tượng lề mề coi thường giờ giấc, xem đây như một thứ bệnh gây tác hại đối với sự tiến bộ của xã hội.
Gợi ý: Bố cục của bài viết mạch lạc và chặt chẽ (có thể chia thành 3 phần tương ứng với Mở bài, Thân bài, Kết bài). Mở đầu, tác giả chỉ ra hiện tượng cần bàn bạc. Tiếp đến, tác giả phân tích những tác hại của hiện tượng. Cuối cùng, tác giả đưa ra giải pháp khắc phục.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Hãy nêu ra các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương mà em thấy ở trường của mình hoặc ở ngoài xã hội.
Gợi ý: Chú ý quan sát, hoặc nhớ lại những sự việc, hiện tượng tốt đáng biểu dương của các bạn cùng lớp, cùng trường hay ngoài xã hội, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày (có thể là việc làm tốt, gương học tập đáng noi theo, ý thức vươn lên, ý thức giữ nền nếp tốt…).
2. Theo em, trong số các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương vừa nêu, sự việc, hiện tượng nào đáng để viết một bài nghị luận xã hội và sự việc, hiện tượng nào không cần viết? Vì sao?
Gợi ý: Sự việc, hiện tượng được đem ra nghị luận phải là những sự việc nổi bật, có ý nghĩa đối với mọi người hoặc là những sự việc, hiện tượng có nhiều điều cần phải suy nghĩ.
3. Có một hiện tượng như sau:
Theo một cuộc điều tra 2 000 thanh niên nam ở Hà Nội năm 1981 cho thấy: từ 11 đến 15 tuổi, 25% các em đã hút thuốc lá; từ 16 đến 20: 52%; trên 20 tuổi: 80%. Tỉ lệ này ngang với các nước châu Âu. Trong số các em hút thuốc lá, có đến 80% lâu lâu có triệu chứng như ho hen, khạc đờm, đau ngực, còn trong số những em không hút chỉ có không đến 1% có các triệu chứng ấy. (Theo Nguyễn Khắc Viện)
Hãy cho biết hiện tượng này có thể trở thành đối tượng để viết một bài văn nghị luận xã hội không? Vì sao?
Gợi ý: Muốn biết hiện tượng này có thể trở thành đối tượng để viết một bài văn nghị luận xã hội không, hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Đây có phải là hiện tượng có thực của đời sống xã hội không?
- Hiện tượng này có phổ biến, bức xúc không?
- Hiện tượng này có tác hại nhiều hay ít?
- Bàn đến hiện tượng này thì có tác dụng gì?