14/01/2018, 17:24

Soạn bài lớp 6: Cụm danh từ

Soạn bài lớp 6: Cụm danh từ Soạn bài môn Ngữ văn lớp 6 học kì I Soạn bài: Cụm danh từ Soạn bài môn Ngữ văn lớp 6 học kì 1: Cụm danh từ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các em học sinh tham khảo hiểu ...

Soạn bài lớp 6: Cụm danh từ

Soạn bài: Cụm danh từ

Soạn bài môn Ngữ văn lớp 6 học kì 1: Cụm danh từ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các em học sinh tham khảo hiểu rõ về khái niệm, cấu tạo của cụm danh từ từ đó giúp học tốt môn Ngữ văn lớp 6 và chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn bài lớp 6: Treo biển

Soạn bài lớp 6: Thầy bói xem voi

CỤM DANH TỪ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Cụm danh từ là gì?

Cho câu sau:

Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.

(Ông lão đánh cá và con cá vàng)

a) Các từ đứng trước các danh từ như hai (hai vợ chồng), một (một túp lều), có ý nghĩa như thế nào đối với danh từ đứng sau nó?

Gợi ý: Các từ này làm rõ nghĩa về số lượng, bổ sung ý nghĩa cho danh từ trung tâm đứng sau nó.

b) Các từ đứng sau các danh từ như xưa (ngày xưa), ông lão đánh cá (vợ chồng ông lão đánh cá), nát trên bờ biển (túp lều nát trên bờ biển), có ý nghĩa như thế nào đối với danh từ trung tâm đứng trước nó?

Gợi ý: Các từ này cụ thể hoá ý nghĩa cho danh từ trung tâm đứng trước nó.

c) Ta có: Ngày xưa; hai vợ chồng ông lão đánh cá; một túp lều nát trên bờ biển là các cụm danh từ. Vậy cụm danh từ là gì?

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc (đứng trước và đứng sau) nó tạo thành.

d) So sánh ý nghĩa của danh từ và cụm danh từ đã được mở rộng sau:

  • túp lều / một túp lều;
  • một túp lều / một túp lều nát;
  • một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.

Gợi ý:

  • Từ một danh từ, người ta thêm vào các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và sau nó để mở rộng ý nghĩa.
  • Càng mở rộng, ý nghĩa của danh từ càng cụ thể hơn.

đ) Cho danh từ học sinh, hãy mở rộng thành cụm danh từ, thành câu.

Gợi ý: Thêm vào các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau các danh từ đã cho để mở rộng thành cụm danh từ rồi đặt câu với cụm danh từ ấy, chẳng hạn:

học sinh / các học sinh / các học sinh giỏi / các học sinh giỏi của trường THCS Lê Hồng Phong / Các học sinh giỏi của trường THCS Lê Hồng Phong được đi tham quan.

2. Cấu tạo của cụm danh từ

Cho câu sau:

Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

(Em bé thông minh)

a) Xác định các cụm danh từ;

b) Chỉ ra các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trung tâm trong các cụm ấy;

c) Sắp xếp các từ ngữ phụ thuộc vừa liệt kê được thành từng loại;

d) Dưới đây là mô hình cấu tạo của cụm danh từ, hãy điền các cụm danh từ vừa tìm được vào những vị trí thích hợp (ví dụ cụm anh từ đầy đủ: tất cả những em học sinh chăm ngoan ấy):

Phần trước  Phần trung tâm Phần sau
t2  t1 T1  T2 s1  s2
tất cả những  em học sinh   chăm ngoan ấy

Gợi ý:

Các cụm danh từ:

  • làng ấy
  • ba thúng gạo nếp
  • ba con trâu đực
  • ba con trâu ấy
  • chín con
  • năm sau
  • cả làng

Các từ in nghiêng là phần trung tâm của cụm, các từ đứng trước chúng là phần phụ thuộc đứng trước, các từ đứng sau là phần phụ thuộc đứng sau.

Phân loại các từ phụ thuộc trước và sau:

  • Có thể dựa vào đặc điểm từ loại để phân loại các từ ngữ phụ trước và phụ sau của cụm danh từ.
  • Phần phụ trước có hai loại: chỉ đơn vị ước chừng (cả,...) và chỉ đơn vị chính xác (ba, chín,...).
  • Phần phụ sau có hai loại: nêu lên đặc điểm của sự vật (nếp, đực, sau,...) và xác định vị trí của sự vật tong không gian hay thời gian (ấy,...)

Phần trung tâm của cụm thường gồm hai từ:

  • T1 là trung tâm chỉ đơn vị tính toán hoặc chủng loại khái quát.
  • T2 là trung tâm chỉ đối tượng được đem ra tính toán, đối tượng cụ thể.

e) Nhận xét về các cụm: làng ấy, chín con, năm sau, cả làng.

Gợi ý: Mô hình ở mục (d) là cấu tạo dạng đầy đủ của cụm danh từ. Cũng có thể cụm danh từ chỉ có phần phụ trước + trung tâm (ví dụ: cả làng, chín con) hay trung tâm + phần phụ sau (ví dụ: làng ấy, năm sau). Phần trung tâm có thể đầy đủ hoặc không, ví dụ: cả làng (chỉ có T1), gạo nếp làng ta (chỉ có T2).

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm cụm danh từ trong các câu sau:

(1) Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

(2) [...] Gia tài chỉ có một lưỡi búa của người cha để lại.

(Thạch Sanh)

(3) Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.

(Thạch Sanh)

Gợi ý: Các cụm danh từ: một người chồng thật xứng đáng; một lưỡi búa của người cha để lại; một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. Các từ in đậm là trung tâm của cụm.

2. Xếp các cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình cụm danh từ.

Phụ trước  Trung tâm  Phụ sau
t2  t1  T1  T2 s1 s2
        một  người  chồng thật xứng đáng      
  một  lưỡi  búa của cha để lại  
  một  con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ  

3. Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong phần trích sau:

Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẩm được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt... xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay, Thận không ngờ thanh sắt ... lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném nó xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ... mắc vào lưới.

(Sự tích Hồ Gươm)

Gợi ý: Các phụ ngữ: ấy; vừa rồi; cũ

0