Soạn bài lớp 12: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
Soạn bài lớp 12: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới Soạn bài môn Ngữ văn lớp 12 học kì I giúp các em học sinh hiểu hơn về tác phẩm để thấy được những người thực việc thực, những sự kiện lịch sử ...
Soạn bài lớp 12: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
giúp các em học sinh hiểu hơn về tác phẩm để thấy được những người thực việc thực, những sự kiện lịch sử quan trọng ở vào một thời điểm trọng đại, một giai đoạn đầy khó khăn và vinh quang của đất nước, để từ đó biết trân trọng và không quên những năm tháng ấy. Mời các bạn cùng tham khảo.
Soạn bài lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Soạn bài lớp 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông
Soạn bài lớp 12: Vợ chồng A Phủ
Soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
Trích Những năm tháng không thể nào quên – Võ Nguyên Giáp
I. Hướng dẫn học bài
1. Tiểu dẫn
BT 1. Đọc phần Tiểu dẫn và tóm tắt tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Gợi ý
Tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
- Sinh ngày 25-8-1911, quê ở Lộc Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình.
- Bắt đầu hoạt động cách mạng từ 1925.
- Tháng 12-1944 được Hồ Chủ tịch giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Sau đó đảm nhiệm nhiều chức trách quan trọng: Ủy viên Ủy ban Quân sự Bắc Kì, thành viên Uy ban Khởi nghĩa toàn quốc, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, trực tiếp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng (1951-1982), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Là nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Cuộc đời ông găn liền với những năm tháng không thể nào quên của cách mạng.
- Các tác phẩm hồi kí: Những năm tháng không thể nào quên (1970), Chiến đấu vòng vây (1978), Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử (1994)...
BT 2. Vị trí của đoạn trích?
Gợi ý
Đoạn trích thuộc chươn XII của tập hồi kí Những năm tháng không thể nào quên (do nhà văn Hữu Mai thể hiện – Tên bài do người biên soạn đặt).
II. Đọc – hiểu văn bản
BT 1. Đọc văn bản và nêu đặc điểm của thể loại hồi kí. Tìm hiểu bố cục đoạn trích?
Gợi ý
a. Đôi nét về thể loại hồi kí:
- Hồi kí là thể loại ghi chép về những gì xảy ra trong quá khứ trên cơ sở hồi tưởng. Tác giả thường là người nổi tiếng: lãnh tụ, các nhà hoạt động xã hội, các nhà văn... Họ tự kể (hoặc có người khác ghi lại và thể hiện) về cuộc đời mình, những sự kiện lịch sử tiêu biểu, những biến động xã hội rộng lớn (mà họ là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến, hoặc nghe kể lại) của thời quá khứ. Đặc điểm quan trọng nhất của hồi kí là tính xác thực cao độ trong mọi hoạt động miêu tả, trần thuật, do đó không chỉ có giá trị về văn học mà cả về xã hội, lịch sử.
- Đặc điểm: Không nhằm tự thuật về cuộc đời tác giả mà hướng tới tái hiện những sự kiện trọng yếu, những biến cố có tính chất bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam, từ những ngày sục sôi trước Cách mạng tháng Tám đến những ngày gay go ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, song song với việc tái hiện các sự kiện, biến cố lịch sử, khắc họa hình ảnh những con nười tiêu biểu của thời đại, từ những người bình thường vô danh đến những người lãnh đạo đất nước. Điểm nhìn trần thuật đó giúp cuốn hồi kí tái hiện lịch sử ở những nét lơn, những bức tranh toàn cảnh, tổng thể, đồng thời lại có sự đánh giá, bình luận ở tầm khái quát hết sức sâu sắc.
b. Phần trích gồm 4 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "ập và miền Bắc"): Từ thế đứng hiên ngang của dân tộc thời chống Mĩ, tác giả hồi tưởng về "giờ phút hiểm nghèo" của đất nước Việt Nam mới.
- Đoạn 2 (Tiếp theo đến "thêm trầm trọng"): Những khó khăn mọi mặt của đất nước, tưởng khó có thể vượt qua.
- Đoạn 3 (Tiếp theo đến "ba trăm bảy mươi ki-lô-gam vàng"): Những biện pháp tích cực của chính quyền mới và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách của toàn Đảng, toàn dân ta.
- Đoạn 4 (còn lại): Hình ảnh Bác Hồ là tượng trưng cho một chính thể mới, nhà nước mới, nhà nước của dân, do dân, vì dân.
BT 2. Nêu điểm nhìn và những cảm nghĩ cụ thể của tác giả?
Gợi ý
Điểm nhìn hiện tại là bối cảnh đất nước năm 1970, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. So với 25 năm trước thì tuy khó khăn nhưng thế và lực của ta đã khác. Năm 1945 là "thời kì làm mưa, làm gió của chủ nghĩa đế quốc", "gần hai chục vạn quân Tưởng từ mấy ngả ập vào miền Bắc"; còn bây giờ (1970), "mỗi hành động kẻ cướp... không tránh khỏi bị trừng phạt", mọi cách tô son trát phấn của đế quốc Mĩ với bọn ngụy quyền tay sai ở miền Nam đều "hoàn công vô ích". Năm 1945, nước Việt Nam chưa có tên trên bản đồ thế giới, cả Đông Dương khi đó mang tên Indo-China (vùng giáp giới Ấn Độ - Trung Quốc) thuộc Pháp; còn bây giờ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã là một nước tự do.
BT 3. Phần trích đã nêu rõ những khó khăn nguy nan của nước Việt Nam mới ra sao?
Gợi ý
Nước Việt Nam mới vừa khai sinh đã phải đương đầu với bao khó khăn, nguy nan "nằm giữa bốn bể hùm sói, phải tự dốc sức mình đấu tranh dũng cảm, mưu trí, phải tìm mọi cách để sống còn". Đảng phải hoạt động bí mật, các Đảng viên đều công tác dưới danh nghĩa những cán bộ Việt Minh. Chính quyền cách mạng mới, "chưa được nước nào công nhận". Kinh tế hết sức khó khăn: Ruộng đất vẫn trong tay địa chủ, bão lụt, hạn hán liên miên, buôn bán với nước ngoài đình trệ, hàng hóa khan hiếm, ngân khố chỉ còn một triệu bạc rách. Nạn thất nghiệp tăng, nạn đói, dịch tả phát sinh trở lại. Đúng là tình thế "ngàn cân treo sởi tóc". Đúng lúc ấy, tiếng súng xâm lược của bọn Pháp đã vang lên ở Nam Bộ làm cho khó khăn "càng thêm trầm trọng". Đây là thách thức quá lớn đối với chính quyền cách mạng đang còn rất non trẻ.
BT 4. Đảng và Chính phủ được sự ủng hộ của toàn dân đã có những quyết sách đúng đắn sáng suốt như thế nào để đưa đất nước vượt qua gian khổ?
Gợi ý
- Việc quan trọng trước hết là phải củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng, giải tán chính quyền cũ (chính quyền của thực dân phong kiến) xây dựng bộ máy chính quyền mới, từ chính quyền cơ sở là Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính đến Trung ương là Quốc dân đại hội, toàn dân đóng góp ý kiến cho dự án Hiến pháp, thi hành một số chính sách mới: địa chủ phải giảm tô 25%, xóa nợ cho nông dân, toàn dân tăng cường học chữ quốc ngữ, học tập thi cử đều miễn phí, động viên tinh thần đóng góp trong nhân dân, lập "Quỹ Độc lập", kêu gọi đồng bào hưởng ứng "Tuần lễ vàng". Nội lực của nước Việt Nam mới được nâng lên nhanh chóng.
BT 5. Trong cả phần trích, đâu là hình tượng tiêu biểu, gây ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? Muốn được dân ủng hộ, chính quyền mới phải mang bản chất căn bản gì? Phải hành động ra sao?
Gợi ý
- Gây ấn tượng mạnh là hình ảnh Bác Hồ, người đứng đầu bộ máy lãnh đạo Đảng và Chính phủ, người cầm lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng to gió lớn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho ta thấy một nét đẹp ngời sáng và cao cả của Bác là toàn tâm toàn ý vì dân, vì nước: "Ở Người, mọi vấn đề, mọi chuyện của Đảng, của nước, của dân đều trở thành những rung động sâu xa trong tình cảm". Để chính quyền mới có thể tồn tại và lớn mạnh dần, Bác chủ trương xây dựng "mối quan hệ giữa những người làm việc trong bộ máy chính quyền mới với nhân dân". Bác đề ra ba mục tiêu quan trọng "diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm", muốn thế phải dựa vào lực lượng và tinh thần của dân.
- Chính quyền mới phải làm tất cả mọi việc "để mưu cầu hạnh phúc cho dân". Bác viết: Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì. Tác giả hồi kí đã khái quát rất sâu sắc: Hạnh phúc cho dân đó là mục đích của việc giành lấy chính quyền và giữ vựng chính quyền ấy. Đó là lí tưởng của Người, là tấm lòng của Người. Bác đưa ra chủ trương kiên quyết chống lại những biểu hiện tiêu cực, khuyết điểm của những người làm việc tại các cơ quan. Bác viết bài Tự phê bình cho đăng trên các báo, vạch ra "các tệ nạn tham ô nhũng lạm" và nói thành thật, "những sự thành công là nhờ đồng bào cố gắng. Những khuyết điểm trên là lỗi tại chúng tôi", vì những lẽ đó có thể nói như tác giả hồi kí: "Đồng bào ta nhận thấy ở Bác Hồ, hình ảnh tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của nước, của cách mạng...".
- Nghệ thuật viết hồi kí của tác giả có gì đặc biệt?
- Thông thường, hồi kí thường mang đậm dấu ấn cá nhan: từ điểm nhìn của một con người cụ thể, tác giả kể lại những gì xảy ra với mình hoặc những gì mình chứng kiến mang nặng tính chủ quan. Còn ở đây tác giả trần thuật mọi sự kiện từ điểm nhìn của một người đại diên cho bộ máy lãnh đạo Đảng và Chính Phủ, do đó các sự kiện được kể lại thường mang tính chất toàn cảnh, tổng thể, phác họa những nét lớn, gây ấn tượng sâu sắc với nhiều người, nó cũng tiêu biểu cho cảm nghĩ chung của những người lãnh đạo Đảng và Chính phủ: "Trong tình hình kinh tế, tài chính khó khăn, Chính phủ làm thế nào có tiền để giải quyết các khoản chi phí cần thiết, nhất là những chi phí to lớn về quốc phòng", cũng có khi tiêu biểu cho cảm nghĩ của nhân dân: "Người dân lao động bình thường đã nhận thấy Nhà nước hôm nay đúng là Nhà nước của mình". Cách trần thuật như thế đã làm cho tác phẩm này không phải là sách tự thuật về một cuộc đời mà gần như là một cuốn biên niên sử của cả một dân tộc. Thể hồi kí đã có một diện mạo mới, một tầm vóc mới.
III. Luyện tập
Câu hỏi: Đoạn trích đã cho anh/ chị những cảm nhận gì về Đảng và Bác Hồ trong những ngày mới khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa?
Gợi ý
- Đảng và Bác Hồ ngay từ những ngày đầu của cách mạng đã luôn chứng tỏ mục đích vì nước, vì dân trong mọi hoạt động của mình.
- Trong những ngày đầu của cách mạng, Đảng đã có những nổ lực lớn, các quyết sách kịp thời, đúng đắn và có hiệu quả cao.
- Bác Hồ luôn là vị lãnh tụ tinh thần, là chỗ dựa vững chắc của toàn Đảng, toàn dân. Lí tưởng và lòng yêu nước, thương dân của Bác luôn là ánh sáng dẫn đường cho mọi hoạt động cách mạng.