Soạn bài lớp 12: Tây Tiến
Soạn bài lớp 12: Tây Tiến Soạn bài môn Ngữ văn lớp 12 học kì I Soạn bài Tây Tiến giúp các bạn nắm được nội dung cũng như bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Soạn ...
Soạn bài lớp 12: Tây Tiến
Soạn bài Tây Tiến giúp các bạn nắm được nội dung cũng như bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Soạn bài mẫu lớp 12 bài Tây tiến sẽ là tài liệu tham khảo hay hướng dẫn các bạn đọc - hiểu tác phẩm hiệu quả, từ đó học tốt môn Ngữ văn 12.
Soạn bài lớp 12: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS
Soạn bài lớp 12: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Bài giảng Tây Tiến
Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Soạn bài lớp 12: Việt Bắc
Soạn bài Tây Tiến của Quang Dũng
I. Giới thiệu khái quát
1. Tác giả
- Là một người đa tài song được biết nhiều với tư cách nhà thơ.
- Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên vừa tinh tế mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn.
- Tác phẩm: Rừng biển quê hương (tập thơ, văn, in chung với Trần Lê Văn – 1957), Đường lên Châu Thuận (truyện kí 1964), Rừng về xuôi (truyện kí – 1968), Nhà đồi (truyện kí – 1970), Mây đầu ô (thơ – 1986).
2. Tác phẩm
- Bài thơ ra đời khi nhà thơ đã chuyển sang đơn vị khác, bồi hồi nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ này. Ban đầu có tên Nhớ Tây Tiến, sau mới đổi lại thành Tây Tiến.
- Bài thơ hình thành theo dòng kí ức đầy ắp kỉ niệm của nhà thơ.
- Khi mới ra đời bài thơ được yêu thích và lưu truyền rộng rãi. Nhưng sau đó do quan niệm ấu trĩ của một số người trong giới văn học cho rằng bài thơ có những rơi rớt của tư tưởng, lãng mạn, anh hùng kiểu cũ nên bài thơ ít được nhắc đến. Mãi đến thời kì đổi mới, trong xu hướng nhận thức lại các giá trị văn học Tây Tiến mới được khôi phục lại vị trí xứng đáng của nó trong nền văn học dân tộc.
3. Đoàn quân Tây Tiến
- Thành phần: đa số là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp khác nhau (lao động, trí thức, học sinh, sinh viên...)
- Địa bàn hoạt động: miền rừng núi phía Tây của Tổ quốc.
- Điều kiện sinh hoạt: thiếu thốn.
- Hoàn cảnh chung: đánh trận tử vong ít, sốt rét tử vong nhiều.
II. Đọc – hiểu văn bản 1. Bố cục bài thơ
- Đoạn 1 (14 câu đầu): Trong nỗi nhớ da diết của tác giả, đoàn quân Tây Tiến hiện ra trong những cuộc hành quân gian khổ trên cái nền của thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng.
- Đoạn 2 (từ dòng 15 đến dòng 22): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và vẻ đẹp thơ mộn của núi rừng.
- Đoạn 3: (từ dòng 23 đến dòng 30): Khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ.
- Đoạn 4 (4 câu cuối): Nhà thơ phải xa đơn vị, gửi lòng mãi mãi gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
- Mạch cảm xúc của bài thơ: mở đầu là nỗi nhớ, tiếp theo là những kỉ niệm của nhà thơ về Tây Tiến và kết thúc là lời khẳng định sẽ mãi gắn bó lòng mình với Tây Tiến.
1. Tìm hiểu đoạn thơ thứ nhất
Câu hỏi 1: Câu thơ mở đầu giới thiệu cho người đọc điều gì?
Câu mở đầu giới thiệu hai hình tượng chính của bài thơ: miền Tây (mà Sông Mã làm đại diện) và Tây Tiên (người lính Tây Tiến). Câu thơ vừa như lời tâm sự vừa như lời gọi có tác dụng định hướng toàn bộ cảm xúc cho bài thơ.
Câu hỏi 2: Anh chị hiểu thế nào là nỗi nhớ chơi vơi?
- Nhớ chơi vơi: không rõ nét, không gắn với một đối tượng cụ thể nào.
- Nỗi "nhớ chơi vơi" được cụ thể hóa bằng việc miêu tả các sự vật và liệt kê các địa danh của miền Tây, qua đó là hiện lên hình ảnh một cuộc hành quân.
- Các địa danh tiêu biểu của miền Tây: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu.
- Các sự vật tiêu biểu của miền Tây: dốc, mây, mưa, thác, cọp.
- Thiên nhiên miền Tây và cuộc hành quân của người lính Tây Tiến. Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây / súng ngửi trời Ngàn thước lên cao / ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
- Câu 5: Nhịp 4/3 và 2 từ láy gợi hình tượng về một con dốc và con đường.
- Câu 6: Hình ảnh "Súng ngửi trời" vừa thực vừa gợi ra chất lính.
- Câu 7: Nhịp 4/3 như vẽ tiếp về hình ảnh một con dốc khác trên đường hành quân.
- Câu 8: Toàn thanh bằng, tương phản với 3 câu trên như một tiếng thở phào nhẹ nhõm của người lính sau một chặng đường dài hành quân vất vả.
Câu hỏi 3: Cảm nhận của em về người lính trong đoạn thơ đầu?
- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến:
- Trên đường hành quân vất vả, nhiều người lính đã ngã xuống và kiệt sức: Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
- Người lính được đặt giữa bối cảnh thiên nhiên miền Tây dữ dội và bí ẩn. Chiều chiều oai linh thác gầm thét. Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
- Điểm dừng của cuộc hành quân vất vả là những làng bản với hương vị của nếp xôi: Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
- Đoạn 1 có ý nghĩa chuẩn bị cho đoạn 2 (người lính dừng chân ở các làng bản mở ra cảnh liên hoan ấm áp tình quân dân).
2. Tìm hiểu đoạn thơ thứ hai
- Giọng thơ có sự biến đổi từ nặng nề, sâu lắng.
- Hình ảnh thơ không còn dữ dội mà đậm màu sắc trữ tình, thơ mộng với hai bức tranh, hai khung cảnh khác nhau: cuộc liên hoan ở doanh trại và cuộc tiễn đưa lên đường đi Châu Mộc trong một chiều sương.
- Cảnh liên hoan trong doanh trại giữa bộ đội và dân địa phương, cảnh rực rỡ lung linh của đêm liên hoan được cảm nhận với niềm say mê, hào hứng tột độ của người lính (Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa). Người lính sau những cuộc hành quân vất vả có những phút giây tưng bừng.
Câu hỏi 1: Cảm nhận của người lính Tây Tiến về người con gái miền núi Tây Bắc?
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
"Kìa": ngạc nhiên, vui sướng. Các cô gái đến với buổi liên hoan mà như các cô dâu trong lễ cưới (xiêm áo tự bao giờ) khi e ấp trong điệu nhạc đặc trưng của dân tộc mình, người lính say mê trong tiếng nhạc, tâm hồn đầy ý thơ mà mơ tưởng đến những ngày vui tươi ở Viên Chăn (đoàn quân Tây Tiến không chỉ hoạt động ở các tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam).
Câu hỏi 2: Anh / chị có cảm nhận gì về bức tranh dòng nước lũ qua các hình ảnh: hồn lau, hoa đong đưa, dáng người trên độc mộc?
Cảnh tiễn đưa trên sông trong chiều sương cảnh vật trở nên có hồn (hồn lau) và đầy quyến luyến, tình tứ (hoa đong đưa). Bức tranh vì vậy có nét đẹp hoang dã nên tơ. Nổi bật là hình ảnh "dáng người trên độc mộc" đem đến nét đẹp rắn rỏi, khỏe khoắn cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng, mềm mại, mơ màng.
3. Tìm hiểu đoạn thơ 3.
Câu hỏi 1: Bức chân dung người lính hiện lên với đặc điểm gì?
- Bức "chân dung người lính Tây Tiến" được vẽ bằng những nét khác lạ, pha thường gợi nét đẹp hào hùng:
Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
"Không mọc tóc" gợi nét ngang tàng (sự thật là vì sốt rét, rụng hết tóc). Quân xanh màu lá gợi vẻ bí hiểm (thực ra là nước da xanh tái và sốt rét).
- Người lính còn hiện lên với vẻ đẹp hào hoa:
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
"Dáng kiều thơm" là nỗi nhớ da diết, là cõi di về trong mộng của người lính là nguồn cổ vũ, động viên cho người lính.
Câu hỏi 2: Nhận xét về cách nói của nhà thơ khi nói về sự hi sinh của đồng đội mình?
Quang Dũng đã nói đến sự hi sinh của người lính một cách thấm thía.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ ...
Áo bào thay chiếu anh về đất
- Các từ Hán Việt (biên cương, viễn xứ) tạo không khí trang nghiêm, bi tráng.
- Áo bào thay chiếu (chiếu thay áo bào bọc thây) tăng màu sắc bi tráng.
- Vẻ đẹp bi tráng còn được thể hiện qua khí phách của người lính (chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh) và tiếng gầm của sông Mã như một khúc độc hành (Sông Mã gầm lên khúc độc hành).
Câu hỏi 3: Qua những phân tích về chân dung và sự hi sinh của người lính, em hãy xác định bút pháp nghệ thuật của nhà thơ?
- Tác giả đã sử dụng thành công bút pháp lãng mạn để tạo ra màu sắc bi tráng cho đoạn thơ, bài thơ.
4. Tìm hiểu đoạn cuối
Câu hỏi 1: Đoạn thơ cuối đề cập đến khoảng thời gian nào trong mạch cảm xúc của bài thơ?
- Nhà thơ dứt "khỏi dòng hồi tưởng để trở về với hiện tại (đã xa Tây Tiến). Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi.
Câu hỏi 2: Nhà thơ khẳng định điều gì khi đã xa Tây Tiến? Em hiểu "mùa xuân" mà tác giả nói như thế nào?
- Nhà thơ khẳng định tâm hồn mình thuộc về Tây Tiến và miền Tây: Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. "Mùa xuân" được dùng với nhiều nghĩa, thời điểm thành lập đoàn quân Tây Tiến (mùa xuân 1947), mùa xuân của đất nước, mùa xuân (tuổi trẻ) của các chiến sĩ Tây Tiến.
Câu hỏi 3. Cách hiểu của anh chị về câu thơ cuối của bài thơ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. Có nghĩa là: Chí nguyện của các chiến sĩ Tây Tiến là sang nước bạn hợp đồng chiến đấu chống thực dân Pháp, họ quyết tâm thực hiện lí tưởng ấy đến cùng. Dù đã ngã xuống nhưng hồn (tin thần) vẫn đi cùng đồng đội, sống cùng đồng đội. Tứ thơ này nâng chất sử thi cho bài thơ.
III. Luyện tập
BT 1: Xác định bút pháp nghệ thuật của nhà thơ. So sánh với bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu, rút ra những điểm khác biệt cơ bản giữa 2 bài thơ.
Gợi ý:
a. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
- Cảnh và người được thể hiện trong cảm hứng lãng mạn
- Nhà thơ tập trung tô đậm cái đặc biệt, cái phi thường, cái đẹp của xứ phương xa, đồng thời lồng vào hình ảnh người anh hùng trong hiện thực theo ba mẫu lí tưởng của người tráng sĩ thời xưa.
b. Bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu
- Cảnh và người được thể hiện trong cảm hứng hiện thực.
- Nhà thơ tập trung tô đậm cái bình thường, cái thường ấy, cái có thật. Hình ảnh người dân cày lam lũ, họ không nghĩ đến cái chết, không có ý định làm anh hùng, họ sung sướng và cảm động khi phát hiện ra sự giống nhau giữa mình và đồng đội, sức mạnh tinh thần của họ là tình đồng chí, tình giai cấp mà họ phát hiện ra được trong sinh hoạt tập thể của người lính cách mạng như một tình cảm mãnh mẽ và thiêng liêng.