15/01/2018, 11:07

Những khó khăn và thuận lợi khi bạn trở thành giáo viên

Những khó khăn và thuận lợi khi bạn trở thành giáo viên Những khó khăn khi trở thành giáo viên Những phẩm chất cần có để trở thành giáo viên Nghề nhà giáo luôn được xã hội coi trọng và tôn vinh. Ngoài ...

Những khó khăn và thuận lợi khi bạn trở thành giáo viên

Những phẩm chất cần có để trở thành giáo viên

Nghề nhà giáo luôn được xã hội coi trọng và tôn vinh. Ngoài những thuận lợi khi trở thành một người giáo viên như: Công việc ổn định, được nghỉ hè, giúp ích cho cuộc sống gia đình... nghề giáo viên cũng ẩn chứa muôn vàn khó khăn, thử thách. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Nghề giáo là một trong số những nghề cao quý trong xã hội. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có quan điểm giống nhau về nghề dạy học. Hiểu về nghề giáo để có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn là một yêu cầu không chỉ với những người trong ngành mà còn với toàn xã hội. Đặc biệt với những người đang và sẽ có ý định lựa chọn con đường làm “kỹ sư tâm hồn” cho thế hệ trẻ thì công việc này càng trở nên quan trọng. Đây sẽ là những thông tin cần thiết và rất bổ ích cho những ai đang có ý định theo nghề giáo. Giảng dạy là một nghề đặc biệt, không phải ai cũng phù hợp với công việc này. Trong thực tế, có khá nhiều giáo viên đã bỏ việc chỉ sau 3 đến 5 năm công tác. Tuy nhiên, cùng với nghề này lại có rất nhiều phần thưởng “đền đáp”…

1. Yêu cầu:

Phẩm chất và kỹ năng cần có

  • Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết
  • Giàu tình yêu thương, đặc biệt là yêu lớp người trẻ tuổi.
  • Có lòng bao dung, độ lượng và trái tim nhân hậu
  • Nhạy cảm, có khả năng nắm bắt tâm lý con người
  • Kiên trì, nhẫn nại
  • Ham học hỏi và luôn mong muốn truyền đạt lại cho người khác

Đạo đức những người làm nghề giáo

Người giáo viên cần có phẩm chất nhân cách đạo đức tốt, là tấm gương sáng cho học sinh của mình noi theo

Về kiến thức truyền đạt

Hoạt động chủ đạo của người giáo viên là giảng dạy, truyền đạt kiến thức của mình tới học sinh, vì vậy người thày cô phải có vốn kiến thức chuyên môn, chuyên ngành vững vàng. Người giáo viên phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất như trên mới có thể làm công việc của mình tốt. Điều đó đòi hỏi phải có cả một quá trình tu dưỡng rèn luyện không ngừng.

2. Cơ sở đào tạo

Sau khi học Phổ thông, những ai yêu thích và có nguyện vọng lựa chọn con đường nghề nghiệp tương lai là giáo viên sẽ nộp hồ sơ và dự thi tại các trường Đại học và cao đẳng Sư phạm trên toàn quốc. Nếu trúng tuyển thí sinh sẽ được đào tạo kiến thức nghề nghiệp tại các trường Đại học và cao Đẳng Sư phạm mà mình đã lựa chọn dự thi. Thời gian học tại trường Đại học là 4 năm, tại các trường cao đẳng là 3 năm.

3. Điều kiện làm việc và cơ hội làm việc

Trong ngành sư phạm, bạn có thể làm việc tại:

- Hệ thống các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường bổ túc văn hóa, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng, đại học trong cả nước.

- Các cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Phòng, Ban Giáo dục tại các địa phương trong cả nước.

- Các tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước về giáo dục…

Đây là nghề thường đòi hỏi bạn phải được đào tạo chính quy trong trường sư phạm hoặc có chứng chỉ sư phạm. Với phái nữ, đây là một trong những sự lựa chọn được ưu ái nhất bởi có nhiều thời gian chăm sóc gia đình, ít va chạm với những bon chen của xã hội. Cùng chính sách xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, số trường lớp ở nước ta không ngừng tăng trong những năm qua dẫn đến nhu cầu tuyển dụng giáo viên lớn. Hiện nay, bậc lương của nhà giáo là một trong những thang, bậc lương cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, do số lượng người theo học ngành này thường đông nên cạnh tranh tuyển dụng khá gay gắt

4. Những khó khăn và thuận lợi khi bạn là một giáo viên

Những khó khăn của nghề giáo:

- Nghề giáo là một nghề rất vất vả và cần rất nhiều hy sinh trong lặng lẽ. Nghề giáo chỉ nhàn hạ với những người thầy không có trách nhiệm với nghề.

- Ngoài giờ dạy chính khóa, GV về nhà còn phải soạn giáo án, chấm bài, ghi sổ sách

- Đồng lương không cao khiến nhiều giáo viên không thiết tha với công việc.

0