14/01/2018, 17:23

Soạn bài lớp 7: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Soạn bài lớp 7: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Soạn bài môn Ngữ văn lớp 7 học kì I Soạn bài: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Bài soạn môn Ngữ văn lớp 7 học kì 1 dưới đây: ...

Soạn bài lớp 7: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Soạn bài: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Bài soạn môn Ngữ văn lớp 7 học kì 1 dưới đây: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh tham khảo để hiểu rõ khái niệm biểu cảm về tác phẩm văn học, các làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Soạn bài lớp 7: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

Soạn bài lớp 7: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm

CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Biểu cảm về tác phẩm văn học là gì?

Đọc bài "Cảm nghĩ về một bài ca dao" của Nguyên Hồng và trả lời các câu hỏi:

a) Bài văn viết về bài ca dao nào?

b) Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.

Gợi ý:

a) Bài viết của Nguyên Hồng viết về bài ca dao: Đêm qua ra đứng bờ ao (bài ca dao nói về nỗi nhớ của người bình dân xưa).

b) Tác giả đã phát biểu cảm nghĩ của mình bằng cách tưởng tượng một con người cụ thể đội khăn, mặc áo dài. Đó là một người quen, ở phương trời xa đang hướng về cố hương. Tác giả hình dung ra cái mạng nhện và cảnh con nhện nghển trông, vờn đón, ngạc nhiên, thất vọng. Tác giả cũng lại hình dung đến dòng sông Ngân Hà (trong điển tích Ngưu Lang – Chức Nữ) – nơi có người quen và thân thương đang ngẩng lên ngắm nhìn và trông đợi. Từ con sông sao trên trời tới con sông Tào Khê, nhỏ hẹp nhưng cũng xiết lòng người, từ đó mà tác giả liên hệ đến lòng thuỷ chung không bao giờ vơi cạn.

2. Cách làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

a) Tóm tắt các ý chính của bài văn Cảm nghĩ về một bài ca dao. Nhận xét về bố cục, cách triển khai ý của bài văn.

Gợi ý: Bài văn được bố cục thành ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Hệ thống ý được triển khai theo 4 phần tương ứng với 4 cặp lục bát của bài ca dao. Cảm nghĩ về hai câu đầu, cũng là mở đầu cho bài văn, là những liên tưởng về hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài ca dao, người viết hình dung ra một người đàn ông "đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng,...". Cảm nghĩ về hai câu tiếp, người viết trình bày cảm nhận của mình về cảnh tượng ngóng trông, trạng thái cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Cảm nghĩ về hai câu tiếp là những liên tưởng, suy ngẫm về hình ảnh sông Ngân Hà với tình cảnh Ngưu Lang - Chức Nữ. Phần cuối của bài văn là những cảm nghĩ về hai câu kết của bài ca dao với hình ảnh sông Tào Khê, chốt lại bài văn ở cảm xúc vì nhớ mà buồn.

b) Ngoài những yêu cầu chung của một bài văn biểu cảm, khi làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, chúng ta phải lưu ý điều gì?

Gợi ý: Đối tượng biểu cảm là tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học là một đối tượng mang tính nghệ thuật, biểu cảm về đối tượng này cần lưu ý các phương diện cảnh, người trong tác phẩm; tình cảm, số phận của con người được thể hiện trong tác phẩm; nghệ thuật sử dụng ngôn từ; tư tưởng của tác phẩm. Biểu cảm về tác phẩm văn học nghĩa là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm,... về các phương diện ấy của tác phẩm.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Phát biểu cảm nghĩ về một trong những bài thơ đã được học trong chương trình Ngữ văn 7.

Gợi ý: Trước khi vết bài, cần lập được dàn ý. Ví dụ về bài Cảnh khuya chẳng hạn.

a) Mở bài: Giới thiệu bài thơ của Bác và hoàn cảnh tiếp xúc của người viết.

b) Thân bài: Cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên:

  • Thời điểm tiếp xúc với thiên nhiên của người viết.
  • Hình ảnh so sánh mang đầy chất thơ (tiếng suối như tiếng hát).
  • Vẻ đẹp trừ tình của trăng.
  • Tấm lòng vì nước vì dân của người thi sĩ – người chiến sĩ cách mạng.

c) Kết bài: Phát biểu ấn tượng chung về tác phẩm.

2. Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Gợi ý: có thể xây dựng dàn ý như sau:

a) Mở bài: Giới thiệu đôi nét về Hạ Tri Chương và bài thơ.

b) Thân bài: Cảm xúc, suy nghĩ về các hình ảnh và cảm xúc của tác phẩm.

  • Hoàn cảnh viết bài thơ có nét gì độc đáo, đặc biệt.
  • Sự đối lập các trạng thái trẻ – già, đi xa – trở về và sự thay đổi của tác giả (tóc mai đã rụng).
  • Điểm không thay đổi sau bao năm xa cách: giọng quê (cũng chính là cái tình đối với quê hương).
  • Cuộc gặp gỡ với lũ trẻ con trong làng.
  • Sự xót xa của tác giả khi bị lũ trẻ coi là người khách lạ.

Chính sự trớ trêu này lại càng làm nổi rõ tình yêu quê hương của nhà thơ.

c) Kết bài: Cảm xúc chung về tác phẩm. Tình cảm của người viết đối với quê hương.

0