Soạn bài lớp 10 - Tổng quan văn học Việt Nam (bài tham khảo số 2)
Soạn bài lớp 10 - Tổng quan văn học Việt Nam (bài tham khảo số 2) Soạn bài môn Ngữ văn lớp 10 học kì I Soạn bài tham khảo số 2: Tổng quan văn học Việt Nam Soạn bài lớp 10: Tổng quan văn học Việt Nam ...
Soạn bài lớp 10 - Tổng quan văn học Việt Nam (bài tham khảo số 2)
Soạn bài tham khảo số 2: Tổng quan văn học Việt Nam
Soạn bài lớp 10: Tổng quan văn học Việt Nam được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam, những giá trị tổng quan về văn học Việt Nam giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 10 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ mới sắp tới đây của mình.
Bài soạn 1
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
- Văn học dân gian; với các thể loại chủ yếu như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo; là sáng tác tập thể và truyền miệng, thể hiện tiếng nói tình cảm chung của nhân dân lao động.
- Văn học viết; về cơ bản được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ; là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân.
2. Hai thời đại lớn của văn học Việt Nam
Nhìn tổng quát, có thể thấy lịch sử văn học Việt Nam trải qua hai thời đại, hai kiểu loại văn học chủ yếu: văn học trung đại và văn học hiện đại.
- Văn học trung đại, tồn tại chủ yếu từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX; là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm; hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, nhất là văn học Trung Quốc.
- Văn học hiện đại, bắt đầu quãng đầu thế kỉ XX và vận động, phát triển cho tới ngày nay; tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hoá, văn học ngày càng mở rộng, đã tiếp tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nhiều nền văn học thế giới để đổi mới.
3. Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng: quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ quốc gia dân tộc, quan hệ xã hội và trong ý thức về bản thân.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam
* Chú ý: Nền văn học viết Việt Nam chính thức được hình thành từ thế kỉ X. Trước thế kỉ X, nền văn học của người Việt chủ yếu được ghi dấu bằng các tác phẩm văn học dân gian. Khi nền văn học viết được hình thành, văn học dân gian của người Việt vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển.
2. Các khái niệm "bút lông" và "bút sắt" gợi ra những đặc điểm của hai thời đại văn học:
- Thời trung đại, văn học Việt Nam chủ yếu gồm hai dòng : văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm – "bút lông",...
- Thời hiện đại, văn học Việt Nam chủ yếu là văn học chữ quốc ngữ - "bút sắt",...
3. Văn học Việt Nam thể hiện đời sống tâm tư, tình cảm, quan niệm về chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ.
3.1. Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên
Ở khía cạnh này, các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên. Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là người bạn. Vì vậy, nó hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và đáng yêu. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.
3.2. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc
Đây là nội dung tiêu biểu và xuyên suốt lịch sử phát triển văn học Việt Nam, phản ánh một đặc điểm lớn của lịch sử dân tộc: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lược để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Mối quan hệ quốc gia dân tộc được văn học đề cập đến ở nhiều khía cạnh mà nổi bật là tinh thần yêu nước (tình yêu làng xóm, yêu quê cha đất tổ, căm ghét các thế lực giày xéo quê hương, ý thức về quốc gia dân tộc, ý chí đấu tranh, khát vọng tự do, độc lập...). Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ của đất nước ta.
3.3. Phản ánh mối quan hệ xã hội
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp. Nhìn thẳng vào thực tại để nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.
3.4. Phản ánh ý thức về bản thân
Ở phương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng.Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, giàu đức hi sinh...
Nói tóm lại, bốn mối quan hệ này phản ánh bốn lĩnh vực hoạt động thực tiễn và nhận thức chủ yếu của con người Việt Nam.
Tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử, tâm lí, tư tưởng, hai nội dung yêu nước và nhân đạo đã trở thành hai nội dung nổi bật và có giá trị đặc biệt trong lịch sử phát triển nền văn học dân tộc chúng ta.
Bài soạn 2
Câu 1: Sơ đồ các bộ phận và sự phát triển của văn học Việt Nam
Ghi chú:
- Nền văn học viết Việt Nam gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết
- Văn học viết đã phát triển qua ba thời kì:
- Văn học trung đại được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Văn học hiện đại được viết chủ yếu bằng chữ quốc ngữ, gồm hai thời kì phát triển.
Câu 2: Quá trình phát triển của văn học Việt Nam
- Gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.
- Đến nay, văn học viết Việt Nam đã trải qua ba thời kì phát triển lớn. Thời kì đầu thuộc loại hình văn học trung đại. Hai thời kì sau thuộc phạm trù văn học hiện đại.
- Văn học trung đại: gồm hai thành phần là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
Văn học chữ Hán tồn tại đến cuối TK XIX đầu thế kỉ XX; chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo; tiếp nhận một phần hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ - trung đại Trung Quốc. Văn học chữ Hán có nhiều thành tựu rực rỡ.
Văn học chữ Nôm: Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV; đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XIX. Văn học chữ Nôm chịu ảnh hưởng của văn học dân gian khá sâu sắc. Thơ chữ Nôm phát triển hơn văn xuôi chữ Nôm.
- Văn học hiện đại:
Tiếp xúc với các nền văn học châu Âu. Chủ yếu được viết bằng chữ quốc ngữ. Số lượng tác giả, tác phẩm và người đọc tăng nhanh. Nhiều nhà văn, nhà thơ có thể sống bằng nghề. Đời sống văn học sôi động hơn nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại. Lối viết hiện thực lấn át lối viết ước lệ; cái tôi cá nhân dần được khẳng định; nhiều thể loại văn học mới ra đời thay thế hệ thống thể loại cũ.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhiều nhà văn, nhà thơ đi theo cách mạng, cống hiến tài năng cho sự nghiệp văn học cách mạng của dân tộc.
Sau năm 1975, văn học phán ánh sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miêu tả trung thực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và những tâm tư tình cảm của con người Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập.
Câu 3: Văn học Việt Nam thể hiện đời sống tâm tư, tình cảm, quan niệm về chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ.
a. Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên
Ở khía cạnh này, các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên. Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là người bạn. Vì vậy, nó hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và đáng yêu. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.
Thiên nhiên trong ca dao, dân ca mang sắc thái vùng miền rõ rệt. Thiên nhiên trong văn học trung đại mang ý nghĩa biểu tượng hoặc thể hiện lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam. Thiên nhiên trong văn học hiện đại thể hiện tình yêu quê hương và tình yêu lứa đôi, ...
b. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc
Dòng văn học yêu nước đã phản ánh con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc. Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ của dân tộc ta.
Tình yêu nước trong văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, tình yêu đối với nơi chôn rau cắt rốn, hoặc qua thái độ căm thù các thế lực ngoại xâm giày xéo quê hương, ... Tình yêu nước trong văn học trung đại thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hóa, truyền thống dựng nước và giữ nước, ... Tình yêu nước trong văn học hiện đại gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lí tưởng xã hội chủ nghĩa.
c. Phản ánh mối quan hệ xã hội
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp. Nhìn thẳng vào thực tại để nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.
d. Phản ánh ý thức về bản thân
Ở phương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp.