15/01/2018, 09:58

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 14: Đông Nam Á đất liền và biển đảo

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 14: Đông Nam Á đất liền và biển đảo Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 14 Địa lý lớp 8 bài 14: Đông Nam Á đất liền và biển đảo . Đây là tài liệu tham khảo hay được ...

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 14: Đông Nam Á đất liền và biển đảo

Địa lý lớp 8 bài 14: Đông Nam Á đất liền và biển đảo

. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

ĐỊA LÍ 8 BÀI 14: GIẢI BÀI TẬP ĐÔNG NAM Á ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Vị trí địa lí, lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á và ý nghĩa của chúng.

+ Khu vực Đông Nam Á được nhìn nhận như một "cầu nối" giữa châu Á với châu Đại Dương một phần do nhìn trên bản đồ thế giới phần bán đảo kéo dài của Malaixia, Xingapo với các hải đảo của Inđônêxia, của Niu Ghinê tới Ôxtrâylia tạo nên hình tượng của cây cầu không liền mạch giữa hai châu lục này; mặt khác, nhiều tuyến đường thủy, hàng không nối giữa các châu lục, đại dương đi qua đây.

+ Xác định các điểm cực của khu vực Đông Nam Á:

Điểm cực Bắc lấy địa điểm tận cùng về phía Bắc của Mianma, trên biên giới của nước này với Trung Quốc, vĩ tuyến 28,5° Bắc.

Điểm cực Tây lấy địa điểm tận cùng phía tây cũng của Mianma, gần bờ biển vịnh Bengan, trên biên giới với Bãnglađet, kinh tuyến 92° Đông.

Điểm cực Nam lấy điểm lui về phía Nam của phần tây đảo Timo, thuộc Inđônêxia, vĩ tuyến 10,5° Nam.

+ Điểm cực Đông lấy biên giới của Inđônêxia trên đảo Irian (còn có tên Niu Ghinê). Đây là đảo lớn thứ nhì trên thế giới (cùng với các đảo ven bờ rộng 413.000 km2) sau đảo Grơnlen, nằm ở phía bắc lục địa Ôxtrâylia, phần tây của đảo thuộc Inđônêxia, kéo dài đến kinh tuyến 140° Đông; phần đông của đảo thuộc nước Papua Niu Ghinê.

II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 50 SGK địa lí 8: Quan sát hình: (xem hình SGK)

a) Trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á.

b) Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này.

Trả lời:

a) Địa hình khu vực Đông Nam Á dược chia làm hai phần:

- Phần đất liền:

+ Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Himalaya chạy dài theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp.

+ Núi và cao nguyên, chiếm phần lớn diện tích, các dải núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn có hướng tây bắc - đông nam, Luông Phabăng, Tan, Aracan có hướng bắc - nam; các dãy Đăngrếch, Cácđamôn và núi trên các đảo thường có hướng đông - tây. Các cao nguyên: Hủa Phan, Cò Rạt, San.

+ Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh.

+ Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu các sông.

- Phần hải đảo:

+ Là những nơi thường xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất. Dải núi lửa nằm theo hình vòng cung thuộc Inđônêxia, Malaixia và Philippin.

b) Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này.

- Đông Nam Á có các đồng bằng: Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Mê Nam,... Các đồng bằng này là một trong những vựa lúa gạo của thế giới.

- Trên đồng bằng dân cư tập trung đông đúc, kinh tế phát triển, các ngành kinh tế phân bố dày đặc.

Giải bài tập 2 trang 50 SGK địa lí 8: Nêu đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa dông. Vì sao chúng lại có đặc điểm khác nhau như vậy?

Trả lời:

Đặc điểm gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông:

- Đặc điểm của gió mùa mùa hạ của khu vực Đông Nam Á xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu nam, thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực.

- Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xiabia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với đặc tính khô và lạnh.

- Nhờ có gió mùa nên khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á. Song khu vực này lại bị ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới hình thành từ các áp thấp trên biển, thường gây nhiều thiệt hại về người và của.

Khác nhau:

- Gió mùa mùa hạ, mùa đông có những đặc điểm khác nhau vì vị trí, nguồn gốc hình thành khác nhau: Gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu nam, gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xibia thổi về vùng áp thấp Xích đạo.

Giải bài tập 3 trang 50 SGK địa lí 8: Hãy cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. cửa sông thuộc địa phận nước nào? Vì sao chế độ nước sông thay đổi theo mùa.

Trả lời:

- Sông Mê Công chảy qua các quốc gia: Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam.

- Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam.

- Chế độ nước sông thay đổi theo mùa vì: Phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với chế độ mưa theo mùa, nguồn nước chính cung cấp cho sông là nước mưa.

Giải bài tập 4 trang 50 SGK địa lí 8: Vì sao rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở Đông Nam Á?

Trả lời:

Vì: Sự phát triển của rừng liên quan mật thiết đến khí hậu. Khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm vì thế cảnh quan rừng nhiệt đới ấm chiếm diện tích đáng kể.

Giải bài tập 5 trang 50 SGK địa lí 8: Hãy phân biệt đặc điểm về địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan giữa bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai.

Trả lời:

Đặc điểm

Bán đảo Trung Ấn

Quần đảo Mã Lai

Địa hình

Chủ yếu núi, cao nguyên, hướng núi B-N, TB-ĐN. Bị chia xẻ mạnh bởi các thung lũng sông.

Đồng bằng châu thổ, ven biển.

Chủ yếu núi, hướng Đ-T; ĐB-TN; núi lửa. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa. Bão.

Xích đạo và nhiệt đới gió mùa.

Sông ngòi

Năm sông lớn, bắt nguồn từ vùng núi phía bắc, chảy theo hướng bắc-nam, mưa cung cấp nước nên chế độ nước theo mùa mưa.

Sông ngắn, đa số có chế độ nước điều hòa do mưa quanh năm.

Cảnh quan

Rừng nhiệt đới, rừng thưa rụng lá vào mùa khô, xa van.

Rừng rậm nhiệt đới.

II. THÔNG TIN BỔ SUNG

CÁC HÀNH LANG KINH TẾ CẤP TlỂU VÙNG MỀ CÔNG

- Hơn 10 năm hợp tác ở cấp tiểu vùng với hoạt động kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng đang ngày một lớn mạnh dọc theo các ‘hành lang kinh tế' đã giúp xóa đói giảm nghèo ở tiểu vùng sông Mê Công. Hiện nay, tiêu vùng sông Mê Công đang tập trung phát triển ba hành lang kinh tế: Đông - Tây (EWEC), Bắc - Nam và khu vực phía Nam. Những hành lang này sẽ đóng vai trò trọng yếu trong việc đem lại những lợi ích cộng đồng sông Mê Công, như: Gia tăng thương mại, đầu tư và các hoạt động du lịch.

- Hành lang kinh tế Đông - Tây là hành lang quan trọng nhất. Khi hoàn thành, hành lang này dài 1500km, kéo dài từ cảng Đà Nẵng - Việt Nam đến tận biển Andaman phía tây. Dọc theo hành lang này, nhiều lĩnh vực đang được trông đợi được thúc đẩy mạnh hơn như: Nông nghiệp, nhà máy điện, thương mại, và du lịch. Ngay lúc này, đã có khoảng 50 công ti quốc tế sẵn sàng đầu tư vào vùng kinh tế đặc biệt nằm giừa biên giới Lào - Việt Nam thuộc hành lang EWEC.

Song song đó, ADB đang chuẩn bị một dự án khoảng hơn 1 triệu USD nhằm hỗ trợ về mặt kỹ thuật (TA) cho tiểu vùng sông Mê Công hoàn thiện hành lang kinh tế biển phía Nam. Hành lang này sẽ nối liền ba quốc gia là Thái Lan, Campuchia và Việt Nam thông qua các cảng biển.

Dự án này sẽ tiến hành trong vòng 10 tháng kể từ tháng 9/2005, do Chính phủ Nhật tài trợ thông qua quỹ tài chính đặc biệt Nhật Bản (Japan Special Fund). Chính phủ Campuchia và Việt Nam sẽ đóng góp vào dự án này 220.000 USD. Nó sẽ đưa ra một dự án tái định cư, và nâng cấp các tuyến đường giao thông dọc theo một trong những hành lang kinh tế quan trọng nhất của Chương trình 10 năm của Hiệp định khung tiểu vùng sông Mê Công.

Dự án này cũng sẽ kiểm soát việc lưu chuyển hàng hóa và con người trong vùng kinh tế này. Bên cạnh đó từ việc phát triển các cơ sở hạ tầng, ADB cũng sẽ triển khai các chiến dịch nhằm giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và việc buôn lậu người qua biên giới thông qua các tuyến giao thông cấp tiểu vùng này

Hành lang kinh tế dọc theo bờ biển phía Nam nối liền ba quốc gia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Vùng biển phía Nam Campuchia hiện là một trung tâm kinh tế rất phát triển thông qua cảng biển quốc tế tại Sihanoukville. Những phát triển tại khu vực này sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho những dự án khác như khai thác nguồn dầu thô tại vịnh Thái Lan, xây dựng các tuyến giao thông nối liền với vùng công nghiệp ở cảng biển phía Đông Thái Lan, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển các ngành nông - ngư nghiệp phía Nam Việt Nam.

Tại Việt Nam, ngành nông - ngư nghiệp phát triển nhanh sẽ thúc đẩy việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến sẵn như một nguồn thu ngoại tệ đáng kể. Các phương tiện vận chuyển nội địa buộc phải nhanh chóng và có những điều kiện bảo quản lạnh tốt. Các sản phẩm khác mà Việt Nam có thể xuất khẩu thông qua hành lang kinh tế này là: Phân bón, thực phẩm chế biến sẵn và hàng tiêu dùng.

0