Soạn bài lớp 10: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
Soạn bài lớp 10: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt Soạn bài môn Ngữ văn lớp 10 học kì II Soạn bài: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp ...
Soạn bài lớp 10: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
Soạn bài: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp các bạn hiểu rõ những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt để học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 10 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ mới sắp tới đây của mình.
Soạn bài lớp 10: Đọc – hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam
Soạn bài lớp 10: Luyện tập trình bày một vấn đề
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tính chính xác và tính nghệ thuật là hai tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá một văn bản về mặt sử dụng ngôn ngữ.
2. Về mặt ngữ âm, chữ viết; khi nói, phải phát âm theo ngữ âm tiếng Việt; khi viết, phải viết đúng chính tả. Hơn nữa, khi nói hay đọc lên, lời văn phải có được âm thanh uyển chuyển, hài hoà.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Phân tích sự hoà phối ngữ âm trong đoạn văn sau:
Không, không, sự sống mới đang chói lọi. Đầu óc chúng ta đã nóng rực, xôn xao, ầm ầm trăm ngàn tiếng nói, hình ảnh muốn bay ra ngoài. Chúng ta cứ mạnh bạo sáng tác. Những phút ngượng ngập sẽ qua đi rất chóng.
(Nguyễn Đình Thi – Nhận đường)
Gợi ý:
- Sự luân phiên bằng – trắc;
- Các âm tiết ở cuối các cụm từ và cuối các câu: sự sống mới đang chói lọi; nóng rực, xôn xao, ầm ầm trăm ngàn tiếng nói;...
2. Phân tích sự giống và khác nhau về nhịp, tiết tấu và vần của hai đoạn trích sau:
(1) Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay, đi tạm được tám quan hai
Xuống dưới chợ Mai
Mua một cái đó.
(2) Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi tạm được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên
Mua một vác tre.
(Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn,...)
Gợi ý:
- Giống nhau: nhịp, tiết tấu;
- Khác nhau: vần (hai – Mai, tiền – Diên); thanh ở hai tiếng cuối (đó / tre)
3. Lấy một đoạn văn trong bài viết số 7 của anh (chị) để:
- Tự đánh giá về chính tả;
- Tự nhận xét về sự hoà phối âm thanh.