14/01/2018, 15:26

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn tỉnh Bắc Ninh năm 2015 (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn tỉnh Bắc Ninh năm 2015 (Lần 1) Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn gồm 3 câu hỏi cùng đáp án và ma trận đi kèm. Đây là ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn tỉnh Bắc Ninh năm 2015 (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

gồm 3 câu hỏi cùng đáp án và ma trận đi kèm. Đây là tài liệu ôn tập môn Văn hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia, luyện thi Đại học, Cao đẳng 2016. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Lý Thường Kiệt, Bình Thuận

SỞ GD & ĐT BẮC NINH

ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA

MÔN: NGỮ VĂN

(Thi thử lần 1 – tháng 11/2014)

Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

IV/ Đề thi.

Câu 1 (2 điểm):

Đọc bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới

"Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay con kiến li ti

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con quốc giữa trời

Dầu kêu ra máu có người nào nghe".

1. Bài ca dao có những hình ảnh gì? Có những đặc điểm gì chung?

2. Tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?

3. Nêu ý nghĩa (tác dụng) của các phép tu từ được sử dụng.

4. Chủ đề của bài ca dao là gì?

Câu 2 (3 điểm)

Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ.

(Theo: Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP HCM, 2008)

Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm trên.

Câu 3 (5 điểm)

Nói về trích đoạn "Đất nước" (Trích trường ca "Mặt đường khát vọng"), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định: "Tôi cố gắng thể hiện một hình ảnh đất nước giản dị, gần gũi nhất. Đó là cách để đi vào lòng người đồng thời cũng là cách để tôi đi con đường của riêng tôi, không lặp lại người khác".

Bằng hiểu biết về trích đoạn "Đất nước" – Nguyễn Khoa Điềm, anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Câu 1:

  • Bài ca dao có các hình ảnh: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnh con vật này đều có chung những đặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.
  • Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ ("Thương thay" đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc) và ẩn dụ (dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng.
  • Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân, và phép tu từ ẩn dụ đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.
  • Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ.

Câu 2:

Nhận diện kiểu bài, nêu vấn đề nghị luận.

  • Nhận diện được vấn đề, biết nêu vấn đề nghị luận
  • Biết viết một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, có bố cụ rõ ràng, mạch lạc.

Giải thích được câu nói:

  • Tự làm giàu mình: tự nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn mình
  • Mỉm cười: biểu hiện của niềm vui, sự lạc quan, yêu đời
  • Cho đi: là biết quan tâm, chia sẻ với mọi người
  • Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác

→ Ý cả câu: Tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn nếu biết lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người.

Bàn luận về ý nghĩa câu nói.

  • Khẳng định và chứng minh được tính đúng đắn của câu nói trên cơ sở triển khai những nội dung sau:
    • Lạc quan, yêu đời giúp con người có sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, có niềm tin về bản thân và hướng đến một khát vọng sống tốt đẹp (HS lấy dẫn chứng, phân tích).
    • Biết quan tâm, chia sẻ, con người đã chiến thắng sự vô cảm, ích kỷ để sống giàu trách nhiệm và yêu thương hơn (HS lấy dẫn chứng, phân tích).
    • Biết bao dung, độ lượng, con người sẽ trút bỏ đau khổ và thù hận để sống thanh thản hơn và mang lại niềm vui cho mọi người (HS lấy dẫn chứng, phân tích).
  • Mở rộng vấn đề: Ngoài sự lạc quan, sẻ chia, độ lượng con người còn có thể bồi đắp, và nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những ứng xử tốt đẹp khác (HS lấy dẫn chứng, phân tích).

Bài học nhận thức và hành động:

  • Sự giàu có về tâm hồn có ý nghĩa quyết định sự hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Cần có ý thức gìn giữ và bồi đắp để đời sống tinh thần, tình cảm của bản thân không bị xói mòn và chai sạn bởi mặt trái của cuộc sống hiện đại.
  • Để làm được điều đó, phải bắt đầu từ những thái độ sống tích cực, có ý nghĩa với mình và mọi người.

Câu 3:

Vài nét về tác giả và tác phẩm

  • "Đất nước" trích trường ca "Mặt đường khát vọng" – NKĐ là một chương thơ hay nói về đất nước. Trích đoạn đã đem đến cho người đọc một cái nhìn đầy mới mẻ về đất nước của mình. Đó là một đất nước giản dị, gần gũi đến thân thuộc.
  • Đúng như NKĐ đã từng bộc bạch: "Tôi cố gắng thể hiện một hình ảnh đất nước giản dị, gần gũi nhất. Đó là cách để đi vào lòng người đồng thời cũng là cách để tôi đi con đường của riêng tôi, không lặp lại người khác".

Giải thích câu nói của NKĐ

  • Đất nước giản dị, gần gũi là đất nước tồn tại tự nhiên như những gì nó có, thân quen, gắn bó với cuộc sống hàng ngày của mỗi con người.
  • Đó là cách để bài thơ đi vào lòng người và cách để NKĐ đi con đường nghệ thuật của riêng ông: Cách cảm nhận này đã đem đến cho "Đất nước" một sức sống riêng trong lòng bạn đọc và góp phần tạo nên cái riêng trong cảm nhận của NKĐ về đề tài đất nước, một trong những đề tài hết sức quen thuộc của văn học giai đoạn này.

Cảm nhận về hình tượng đất nước trong trích đoạn

Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều ý khác nhau nhưng cần bám sát vào các ý đã nêu trong đề bài. Có thể tham khảo sườn ý như sau:

  • Trong cảm nhận của NKĐ, đất nước hiện lên thật gần gũi, thân thuộc:
    • Đất nước gắn liền với văn hóa, văn học dân gian, đất nước có trong câu chuyện của mẹ, của bà, có trong miếng trầu bà ăn. Đất nước được hình thành từ tình nghĩa thủy chung của cha và mẹ, từ những phong tục tập quán ngàn đời của dân tộc.
    • Đất nước là những gì gần gũi, thân thuộc, thân thương nhất với mỗi con người: Đó là nơi anh đến trường, nơi em tắm, nơi ta hò hẹn, là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.
    • Đất nước là máu thịt của mình, đất nước có trong anh, trong em, trong con chúng ta.
    • Đó là một đất nước của nhân dân và do nhân dân làm nên.
    • Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào mà vẫn suy tư, sâu lắng. Vốn văn hóa văn học dân gian được sử dụng điệu luyện, nghệ thuật mang lại hiệu quả thẩm mĩ cao. Tất cả đã khiến cho một đất nước vốn trừu tượng, khó hiểu, rộng lớn, mênh mông trở lên cụ thể, sinh động, gần gũi đến thân quen với mỗi con người, giúp mỗi người nhận thức sâu sắc hơn về đất nước và trách nhiệm của mình đối với tổ quốc.
  • Những cảm nhận đó đã làm nên nét riêng, tạo nên sức sống lâu bền cho thi phẩm.
    • Nét riêng trong cảm nhận về không gian đất nước: Khác với các nhà thơ khác nhìn không gian đất nước ở tầm vóc lớn lao, kì vĩ, NKĐ nhìn đất nước ở điểm nhìn gần trong mối quan hệ gắn bó với con người. Cách nhìn này đã khiến cho đất nước của NKĐ trở nên bình dị, thân quen, gần gũi đến thân thương đối với mỗi con người.
    • Nét riêng trong cảm nhận về địa lí: Không lăp lại thói quen nêu lên sự trù phú, đẹp tươi của đất nước mà chú ý nhiều đến những miền đất, những địa danh mà tên gọi của chúng thật nôm na, dân dã.
    • Nét riêng trong cảm nhận về lịch sử, văn hóa: Không nhìn vào những mốc son chói lọi, những tên tuổi lừng danh mà nhìn thấy lịch sử, văn hóa đất nước trong những con người bình thường, trong sinh hoạt đời thường của mỗi con người.

Bình luận về ý kiến

Thí sinh có thể có những bình luận khác nhau nhưng nhìn chung phải đánh giá được về ý kiến trên một số nội dung sau

  • Ý kiến của NKĐ vừa có tính khái quát cao lại vừa cụ thể được mục đích, ý nghĩa của đoạn thơ.
  • Ý kiến đó cùng với trích đoạn thơ đã khẳng định được vị trí của NKĐ trong làng thơ – một trong những nhà thơ xuất sắc của thơ ca hiện đại.
0