Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm SBT Ngữ văn 11 tập 2
Giải câu 1, 2, 3 trang 118 SBT Ngữ văn 11 tập 2. Hãy lựa chọn phương án trả lời chính xác cho những trường hợp dưới đây: ...
Giải câu 1, 2, 3 trang 118 SBT Ngữ văn 11 tập 2. Hãy lựa chọn phương án trả lời chính xác cho những trường hợp dưới đây:
1. Hãy lựa chọn phương án trả lời chính xác cho những trường hợp dưới đây:
(1) Có một câu thơ chữ Hán có nghĩa là : "Giữa khoảng trăm năm này, phải có ta chứ”. Câu thơ ấy là của:
A - Nguyễn Công Trứ.
B - Cao Bá Quát,
C - Phan Bội Châu.
D - Tản Đà.
(2) Trong bài thơ Hầu Trời, Tản Đà đã gọi hai quyển Khối tình con của mình là:
A - Văn chơi.
B - Vãn dịch
C - Văn thuyết lí.
D - Vãn vị đời.
(3) Về mặt hình tượng và cảm xúc, câu thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” gần gũi nhất với câu :
A - Chim bay về núi: tối rồi. (Ca dao)
B - Chim hôm thoi thót về rừng. (Truyện Kiều)
C - Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi. (Bà Huyện Thanh Quan)
D - Chiếc cò bay với ráng sa,
Sông thu cùng vói trời xa một màu. (Vương Bột)
(4) Có thể mượn câu : “Nâng niu tất cả, chỉ quên mình” để nói về cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ:
A - Vội vàng.
B - Tương tư.
C - Nhớ đồng.
D - Mộ.
(5) “Trên đời này, chỉ có điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”. Người viết dòng văn bất hủ này là:
A- Pu-skin.
B - Huy-gô.
C - Sê-khốp.
D - Ta-go.
(6) Dòng thơ: “Vãi giống tung tròi những sớm mai ?” trong bài thơ Nhớ đồng nói về:
A - những bàn tay.
B - những dáng hình quen,
C - những lưng cong.
D - tối nhớ tôi.
(7) Hai dòng thơ: “Và đâu hết những bàn tay ấy - Vãi giống tung trời những sớm mai ?” trong bài Nhớ đồng mang nghĩa tình thái:
A - kính cẩn.
B - nhớ nhung,
C - thân mật, gần gũi.
D - trung hoà.
(8) “Đã biết sống thì phải bênh vực nhau, ông cha mình ngày xưa cũng đã hiểu đến. Cho nên mới có câu: “Không ai bẻ đũa cả nắm" và “Nhiều tay làm nên bộp”. Thế thì dân tộc Việt Nam này hồi cổ sơ cũng biết đoàn thể, biết công ích, cũng góp gió làm bão, giụm cây làm rừng, không đến nỗi trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, ù lì như ngày nay.”
(Phan Châu Trinh, về luân lí xã hội ở nước ta)
Ngôn ngữ của những câu văn trên là ngôn ngữ chính luận, vì:
A - Có nhiều từ ngữ chính trị thường dùng trong văn bản thời sự, báo chí
B - Liên kết chặt chẽ trong một mạch suy luận lôgíc. c - Được tô điểm bằng các hình ảnh nghệ thuật, các biện pháp tu từ.
D - Cả ba nhận xét trên đều đúngế
2. Đã từng có nhiều cách hiểu khác-nhau về bài thơ Đây thôn Vỉ Dạ. Có ngưòi cho rằng, bài thơ được viết chủ yếu để ca ngợi xứ Huế “đẹp và thơ”, xứ Huế đầy mơ mộng, vói vườn cây (khổ 1), sông nước (khổ 2) và những người thiếu nử (khổ 3). Lại có người nói bài thơ là những cung bậc khác nhau trong mối tình tha thiết nhưng đơn phương, vô vọng của Hàn Mặc Tử với một người con gái Huế có tên là Hoàng Thị Kim Cúc (hay Hoàng Cúc).
Nêu ý kiến của anh (chị) về cách hiểu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Trả lời:
a) Anh (chị) có thể trình bày ý kiến của mình theo một trong các phương hướng sau đây:
- Khẳng định sự đúng đắn của một trong hai quan điểm được nêu ở đề bài, đồng thời bác bỏ quan điểm còn lại.
- Dung hoà hai quan điểm ấy thành một quan điểm toàn diện, rộng rãi hơn (ví dụ : Bài thơ vừa thể hiện sự say đắm trước vẻ thơ mộng của thiên nhiên Huế, vừa thể hiện tình yêu tha thiết mà buồn đau đối với một người con gái Huế).
- Bác bỏ sự phiến diện của hai quan điểm trên và đưa ra một cách lí giải của riêng mình (ví dụ : Thông qua tình yêu riêng đối với cảnh và người Vĩ Dạ, bài thơ nhằm nói lên những điều có ý nghĩa rất chung, rất cao đẹp và rất day dứt, xót xa trong trái tim của con người - niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc và cảm nhận đau đớn về sự mong manh của hạnh phúc trong cuộc đời này).
b) Nhưng dù theo cách nào trong các cách nói trên, bài làm cũng cần phải:
- Thể hiện được các ý kiến riêng chân thành (đúng là bản thân mình có nghĩ, có rung cảm như thế) và hợp lí (ý kiến ấy đúng là có căn cứ từ câu chữ và những điều có thể rút ra từ câu chữ của bài thơ).
- Tổ chức, sắp xếp các ý kiến ấy một cách chặt chẽ, để thuyết phục được người đọc. Cố gắng vận dụng tốt các thao tác lập luận đã học, nhất là các thao tác lập luận phân tích, chứng minh và bác bỏ.
- Diễn đạt các ý kiến ấy bằng những dòng văn chính xác (về cả từ ngữ, chính tả và ngữ pháp), gợi cảm.
3. Vì sao trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen lại nói rằng, người bạn thân thiết và vĩ đại của mình là “người bị căm ghét nhiều nhất và bị vu khống nhiều nhất trong thời đại ông” ? Cách nói của Ăng-ghen gợi ra cho anh (chị) những suy nghĩ gì về giá trị của một con người chân chính ?
Trả lời:
Trong quá trình bàn luận, anh (chị) cần trình bày với tất cả sức lôi cuốn, tất cả nhiệt tình, những ý sau :
a) Các Mác bị căm ghét và vu khống, vì Mác là một chiến sĩ, một con người hết lòng tranh đấu cho lí tưởng “giải phóng giai cấp vô sản hiện đại". Căm ghét và vu khống Các Mác là những kẻ đại diện cho trật tự xã hội mà Các Mác thấy cần phá bỏ để đem lại một bước tiến mới vĩ đại cho nhân loại. Sự căm ghét và vu khống, vì thế, chẳng những không khiến hình ảnh Các Mác xấu đi, mà trái lại, càng góp phần làm cho “tên tuổi và sự nghiệp của ông đòi đòi sống mãi”.
b) Từ đó, có thể rút ra :
- Sống “dĩ hoà vi quý”, chỉ cốt để lấy lòng người, cốt để không ai ghét bỏ chưa phải đã là cách sống đúng đắn nhất của con người trong một cuộc sống cần đấu tranh chống cái xấu, cái ác, nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Không thể xét đoán thực chất và giá trị con người một cách đơn giản, vấn đề không chỉ nằm ở chỗ con người đó có bị căm ghét hoặc được yêu mến hay không, và bị căm ghét hoặc được yêu mến nhiều hay ít. Điều quan trọng gấp bội phần là con người đó bị ai căm ghét, được ai yêu mến, và bị căm ghét (hoặc được yêu mến) vì lí do gì.
Sachbaitap.com