12/01/2018, 17:54

Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trang 152 SGK Văn 9

Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trang 152 SGK Văn 9 4. Mối liên hệ giữa công việc người mẹ đang làm với tình cảm ước mong của mẹ qua các khúc ru ...

Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trang 152 SGK Văn 9

4. Mối liên hệ giữa công việc người mẹ đang làm với tình cảm ước mong của mẹ qua các khúc ru

1. Bài thơ được chia làm ba đoạn. Mỗi đoạn đều mở đầu bằng hai câu: “Em cu Tai... đừng rời lưng mẹ” và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan a-kay ơi...” (bốn câu), ở từng lời ru này, nhịp thơ lại được ngắt đều đặn ở giữa dòng. Cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế đã tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru. Giọng điệu trữ tình đả thể hiện một cách đặc sắc tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ.

2. Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi được miêu tả trong bài thơ:

Hình ảnh người mẹ được gắn với hoàn cảnh, công việc cụ thể qua từng đoạn thơ.

-     Mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến: Diễn tả công việc vất vả này của người mẹ, Nguyễn Khoa Điềm viết nên những câu thơ giàu sức gợi cảm:

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối...

-     “Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi” nghĩa là đang làm công việc lao động sản xuất của người dân ở chiến khu. Gian khố của người mẹ giữa rừng núi mênh mông, heo hút được nhà thơ thể hiện một phần qua hình ảnh: “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ"

-      “Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rửng”, “Mẹ dịu em đi để già' trận cuối”: Mẹ cùng các anh trai, chị gái tham gia chiến đấu bảo vệ cứ, di chuyển lực lượng để kháng chiến lâu dài với tinh thần quyết tá: với lòng tin vào thắng lợi

Từ đoạn thơ, lần lượt hiện lên những công việc cùng tấm lòng người mẹ trên chiến khu kháng chiến gian khổ. Người mẹ ấy bền quvết tâm trong công việc lao động, kháng chiến thường ngày. Người ấy thắm thiết yêu con và cũng nậng tình thương buôn làng, quê hưc bộ đội, khát khao đất nước được độc lập tư do.

3. Hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nám trên đồi. Mặt trời của mĩJỊ em nằm trên lưng”. Hình ảnh mật trời ờ câu thơ sau đã được chuyí nghĩa, được tượng trưng hóa. Con là mặt trời cùa mẹ. Con là nguồn hạừị phúc ấm áp vừa gần gũi vừa thiêng liêng cùa đời mẹ. Chính con đã gcr phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống. Mặt trời con cứ trẻ trung, cứ ngày một rực rỡ trên thế gian này.

4. Mối liên hệ giữa công việc người mẹ đang làm với tình cảm ước mong của mẹ qua các khúc ru

Cuối mỗi đoạn thơ đều kết thúc bàng lời ru trực tiếp của người mẹ Mỗi khúc ru có bôn câu, nội dung liên hệ chật chõ và tự nhiên với cônr việc người mẹ đang làm được nói đến trong đoạn.

+ Đoạn 1: Mẹ đang giã gạo nuôi bộ đội nên mẹ ru:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội

Con mơ cho mẹ hại gạo tráng ngần

Mai sau con lớn vung chày lún sân...

+ Đoạn 2: Mẹ đang tỉa bắp trên nương nên mẹ ru:

Ngủ ngoan a-kay ơi ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương lăng đói

Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều

Mai sau con lởn phát mười Ka-lưi...

+ Đoạn 3: Vì đang tham gia chiến đấu nên mẹ ru:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước

Con mơ cho mẹ dược thấy Bác Hồ

Mai sau con lớn làm người Tự do...

Ba khúc ru có cấu trúc lặp lại vừa tạo giọng điệu trữ tình tha thiết: vừa mở rộng và xoáy sâu vào tâm lòng cửa người mẹ.

Những điệp khúc “Ngả ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hởi”, “Mẹ thương a-kay”, “con mơ cho mẹ”, “Mai sau con lớn” nhấn mạnh tấm lòng của người mẹ tha thiết yêu thương con. Mẹ mong cho con ngủ ngoan và có được những giấc mơ đẹp, mẹ mong con mau lớn:

—       Bên cạnh những tình thương con, còn thấy “mẹ thương bộ đội”, “mẹ thương làng đỏi”, “mẹ thương đất nước”. Với những tình cảm ấy, tấm lòng người mẹ càng trở nên lớn lao, cao cả.

—Với cụm từ “con mơ cho mẹ..” tác giả đã diễn tả thật tự nhiên và sâu sắc ước mong của người mẹ. Mẹ không trực tiếp bộc lộ mà gửi trọn niềm ước mong của mình vào giấc mơ của đứa con. Mẹ mong “hạt gạo trắng ngần” để nuôi bộ đội. Mẹ mong “hạt bắp lên đều” để làng khỏi đói. Mẹ mong “được thấy Bác Hồ”, mong đến ngày được thấy nước nhà tự do độc lập.

Qua ba khúc ru, có thế thấy tình cảm, khát vọng của người mẹ càng lúc càng lớn rộng, càng hòa vào cuộc kháng chiến gian khổ, anh hùng của quê hương, đất nước.

5. Ở đoạn 1, đoạn 2, tình thương con của người mẹ gắn với tình thương bộ đội, tình thương buôn làng, quê hương gian khổ. Bởi vậy, mẹ ước mong có nhiều hạt gạo trắng ngần, hạt bắp lên đều, ước mong con mau chóng lớn khôn để trở thành chàng trai cường tráng, mạnh mẽ trong lao động sản xuất, ơ đoạn 3, tình thương con của người mẹ lại gắn với tình yêu đất nước đang anh dũng kháng chiến. Bởi vậy, mẹ mong ước con trở thành người lính chiến đấu vì nền độc lập tự do thiêng liêng, mong ước con được làm người dân của một đất nước hòa bình. Như thế, qua ba khúc ru, tình cảm. khát vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng, ngày càng hòa cùng công cuộc kháng chiến gian khổ, anh hung của quê hương, đất nước.

Từ hình ảnh, tấm lòng người mẹ Tà-ôi, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

0