Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945 SBT Ngữ văn 11 tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 66 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Quá trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào? ...
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 66 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Quá trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào?
1. Theo anh (chị), những nhân tố xã hội và văn hoá nào từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam thời kì này ?
Trả lời:
Bài tập này yêu cầu chỉ ra những nét chính của tình hình xã hội và văn hoá Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển văn học thời kì này.
Để thực hiện yêu cầu trên, cần lưu ý là: Mỗi thời kì văn học đều được hình thành và có quan hệ mật thiết với thời đại sản sinh ra nó. Nhưng bài tập không đề cập đến tình hình xã hội, vãn hoá Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 nói chung, mà chỉ quan tâm đến những nhân tố có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển văn học thời kì này. Anh (chị) cần đọc kĩ phần đầu mục 1.1, SGK để làm bài tập.
2. Anh (chị) hiểu thế nào về khái niệm hiện đại hoá được dùng trong bài học ? Quá trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào ?
Trả lời:
Bài tập này có hai yêu cầu:
a) Giải thích khái niệm hiện đại hoá được dùng trong bài học.
b) Trình bày những nét chính của mỗi giai đoạn trong quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Để thực hiện các yêu cầu trên, anh (chị) cần đọc kĩ phần cuối mục 1.1, SGK.
- Với yêu cầu a, SGK đã viết rất rõ : “Hiện đại hoá ở đây được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mói theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giớỉ”.
Hệ thống thi pháp văn học trung đại bao gồm những yếu tố chủ yếu sau : hệ thống các hình thức thể loại chặt chẽ, lối sáng tác sùng cổ, coi trọng chức náng giáo huấn, chưa thực sự chú trọng yếu tố cá nhân, ngôn từ nhiều điển cố và biểu tượng ước lệ. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đã từng bước thoát ra khỏi hệ thống thi pháp này.
- Với yêu cầu b, SGK đã viết về ba giai đoạn của quá trình hiện đại hoá văn học thời kì này :
+ Giai đoạn thứ nhất : từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920.
+ Giai đoạn thứ hai : khoảng từ năm 1920 đến năm 1930.
+ Giai đoạn thứ ba : khoảng từ năm 1930 đến năm 1945.
3. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã có sự phân hoá phức tạp như thế nào ? Nêu một vài điểm khác nhau giữa các xu hướng văn học : văn học lãng mạn, vãn học hiện thực và văn học cách mạng.
Trả lời:
Bài tập này có hai yêu cầu:
a) Trình bày được sự phân hoá phức tạp của văn học Việt Nam từ đần thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
b) Chỉ ra được một số điểm khác nhau giữa các xu hướng văn học: văn học lãng mạn, văn học hiện thực và văn học cách mạng.
- Đối với yêu cầu a, cần chú ý đến nguyên nhân sâu xa và tiêu chí của sự phân hoá. Văn học thời kì này phát triển trong hoàn cảnh nước ta là thuộc địa của thực dân Pháp, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều chịu sự tác động mạnh mẽ, sâu sắc của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì vậy, văn học Việt Nam về có bản chia thành hai bộ phận : văn học công khai và văn học không công khai. SGK đã viết về từng bộ phận văn học này. Anh (chị) cần đọc kĩ mục I.2, SGK để làm bài tập.
- Đối với yêu cầu b, SGK đã chỉ ra, văn học thời kì này nổi lên ba xu hướng chính : văn học lãng mạn, văn học hiện thực (thuộc bộ phận văn học công khai), văn học cách mạng (thuộc bộ phận văn học không công khai). Sự phân chia thành các dòng văn học nói trên là căn cứ vào quan điểm nghệ thuật, khuynh hướng tư tưởng và khuynh hướng thẩm mĩ. cần đọc kĩ mục I.2, SGK để nắm được một sô điểm khác nhau về điều kiện phát triển, lực lượng sáng tác, những đóng góp chính về nội dung và nghệ thuật cũng như hạn chê của mỏi xu hướng văn học.
Cần chú ý là các xu hướng văn học nói trên nhiều khi không có sự phân biệt thật rạch ròi mà luôn luôn ở trong quá trình diễn biến, đổi thay. Chúng tuy có mặt đối lập, thậm chí đôi khi còn xung đột gay gắt về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng tư tưởng, nhưng không hề biệt lập ; trái lại, thường xuyên có sự tác động qua lại, và có khi chuyển hoá lẫn nhau.
4. Hãy chứng minh : Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng. Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển nhanh chóng đó ?
Trả lời:
Bài tập này có hai yêu cầu:
a) Chứng minh : Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng.
b) Chỉ ra nguyên nhân của sự phát triển ấy.
- Đối với yêu cầu a, cần thấy sự phát triển hết sức nhanh chóng của văn học thời kì này được thể hiện qua sự phát triển về số lượng (tác giả và tác phẩm), sự hình thành và đổi mới các thể loại văn học (tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ,...) và độ kết tinh ở những tác giả và tác phẩm tiêu biểu.
- Đối với yêu cầu b, cần đọc kĩ mục I.3, SGK để làm bài.
5. Nêu những truyền thống quý báu của lịch sử văn học Việt Nam. Những truyền thống đó được văn học thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát huy như thế nào ?
Trả lời:
Bài tập này có hai yêu cầu:
a) Nêu những truyền thống quý báu của lịch sử văn học Việt Xam.
b) Nói rõ, văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã phát huy những truyền thống quý báu đó như thế nào.
Để đáp ứng được hai yêu cầu nói trên, anh (chị) cần đọc kĩ phản đầù mục II, SGK.
6. Những điểm khác nhau cơ bản giữa thơ hiện đại và thơ trung đại, giữa tiểu thuyết hiện đại và tiểu thuyết trung đại là gì ? Thử phân tích, so sánh một vài tác phẩm cụ thể để làm rõ sự khác biệt ấy.
Trả lời:
Bài tập này có ba yêu cầu :
a) Chỉ ra được sự khác nhau giữa thơ hiện đại và thơ trung đai.
b) Nói rõ sự khác nhau giữa tiểu thuyết hiện đại và tiểu thuyết trung đại
c) Phân tích, so sánh một vài tác phẩm cụ thể để làm rõ sự khác biệt ấy.
- Đối với yêu cầu a, cần chỉ ra thơ hiện đại khác với thơ trung đại ở những phương diện sau:
+ Thơ hiện đại là tiếng nói của “cái tôi” cá nhân cá thể trước tạo vật và cuộc đời, còn thơ trung đại là tiếng nói của “cái ta” đoàn thể, cộng đồng.
+ Thơ hiện đại xoá bỏ mọi thứ ước lệ, quy phạm, còn thơ trung đại lại coi trọng và tuân thủ nghiêm ngặt những quy phạm, ước lệ đó.
- Đối với yêu cầu b, cần nhận ra:
+ Tiểu thuyết hiện đại thường ít chú ý đến vai trò của cốt truyện, tập trung chú ý đến nhân vật, tính cách, khám phá thế giới nội tâm các nhân vật; còn tiểu thuyết trung đại lại chú ý đặc biệt đến cốt truyện, những tình tiết li kì.
+ Tiểu thuyết hiện đại phá bỏ lối kết thúc có hậu, tôn trọng quy luật tự nhiên của đời sống và thường kết thúc theo quy luật ấy, thường trần thuật một cách tự nhiên, phóng túng, có thể đảo lộn trật tự của không gian và thời gian ; còn tiểu thuyết trung đại, do chức năng tải đạo nên thường kết thúc có hậu, trần thuật theo trình tự thời gian.
+ Lời văn của tiểu thuyết hiện đại tự nhiên, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày ; còn lời văn của tiểu thuyết trung đại đôi khi có tính chất cách điệu và biền ngẫu.
- Đối với yêu cầu c, cần chọn một số tác phẩm đã học trong chương trình THCS, hoặc tác phẩm đã đọc để chứng minh, làm rõ sự khác biệt giữa thơ hiện đại với thơ trung đại, giữa tiểu thuyết hiện đại với tiểu thuyết trung đại.
Sachbaitap.com