24/04/2018, 07:18

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945

Câu 1: Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cánh mạng tháng Tám 1945 - "Hiện đại hóa văn học" là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện ...

Câu 1:

Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cánh mạng tháng Tám 1945

- "Hiện đại hóa văn học" là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới.

- Những nhân tố tạo điều kiện cho nền văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa:

+ Thực dân Pháp tiến hành xâm lược và tiến hành khai thác về kinh tế ở nước ta. Điều đó đã làm cơ cấu xã hội có những biến đổi sâu sắc: nhiều thành phố công nghiệp ra đời, một số giai cấp mới, tầng lớp mới được hình thành, công nhân ghèo ở thành thị thì xuất hiện ngày càng đông, thị hiếu và tình thần văn hóa của người dân cũng được nâng cao

+ Văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn học Trung Hoa, tiếp xúc dần dần với nền văn hóa Phương Tây

+ Chữ quốc ngữ ra đời và đang được phổ biến rộng rãi. Những nghề liên quan đến ngôn ngữ cũng phát triển: in ấn, xuất bản, nghề văn, nghề báo.

- Quá trình hiện đại hóa văn học:

+Giai đoạn 1 (từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920): là giai đoạn tiền đề và cần thiết cho sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ (một số tác phẩm tiêu biểu Thầy La-za-ro Phiền của Nguyễn Trọng Quản, tiểu tuyết Hoàng Tố Anh hàm oan của Thiên Trung,.. ). Đặc biệt, ở giai đoạn này là sự phát triển của thơ văn yêu nước của các cí sĩ cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,…

+ Giai đoạn 2 (từ năm 1920 đến 1930): nền văn học hiện đại hóa có những thành tựu đáng kể. Tiểu thuyết ngày càng phát triển, truyện kí của Nguyễn Ái Quốc

+ Giai đoạn 3 (từ năm 1930 đến năm 1945): nền văn học đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.

b)

- Sự phân hóa phức tạp của nền văn học Việt Nam từ đầu TKXX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hoá phức tạp thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển. Nguyên nhân là do điều kiện hoàn cảnh đất nước: bị thực dân xâm lược cùng các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đồng thời dẫn đến sự khác nhau về khuynh hướng thẩm mĩ và quan điểm nghệ thuật cũng như thái độ chính trị và cách nhìn về mối quan hệ giữa chính trị với văn học của người cầm bút nên đã hình thành nên 2 dòng văn học đó là: công khai và không không khai.

- Những điểm khác nhau của 2 dòng văn học đó là:

+ văn học công khai: văn học hợp pháp và tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Nền văn học công khai phân hóa thành nhiều dòng, trong đó nổi lên hai dòng chính: văn học lãng mạn và văn học hiện thực.

+ Bộ phận văn học bất hợp pháp gồm thơ văn cách mạng, thơ ca trong tù, thơ văn Đông Kinh nghĩa tục, thơ văn thời Mặt trận Dân chủ Đông Dương…

c)

- Văn học từ đầu TK XX đến 1945, đặc biệt là từ đầu những năm 30 trở đi đã phát triển hết sức nhanh chóng. Chỉ trong vòng hơn một thập niên các bộ phận, các xu hướng văn học đều vận động, páht triển với tốc độ rất khẩn trương mau lẹ. Điều đó được thể hiện qua sự phát triển của các tác giả, các tác phẩm, sự đổi mới các thể loại văn học.

- Nguyên nhân của sự phát triển mau lẹ:

+ Sự thúc bách của thời đại (lúc này văn chương trở thành một thứ hàng hoá và viết văn là một nghề có thể kiếm sống).

+ Nhân tố quyết định chính là sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc (nhân tố quyết định)

+ Do sự thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân ở bộ phận thanh niên trí thức sau hàng trăm năm bị kìm hãm. Chính cái tôi này là một động lực tạo nên sự phát triển nhan chóng của những thành tựu trong giai đoạn văn học này.

+ Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biểu hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.

Câu 2:

a)

- Những truyền thống tư tưởng lớn nhất và sâu sắc nhất của lịch sử văn học Việt Nam là: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần dân chủ.

+ Tư tưởng yêu nước: gắn liần với nhân dân, lí tưởng XHCN và tinh thần quốc tế vô sản.

+ Tinh thần dân chủ: đem đến cho truyền thống nhân đạo những nét mới: quan tâm đến tầng lớp nhân dân cực khổ, lầm than, tố cáo sự áp bức bóc lột, thể hiện sâu sắc khát vọng của mỗi cá nhân, đề cao vẻ đẹp…con người.

+ Chủ nghĩa nhân đạo cũng mang nội dung mới. Đối tượng là những con người bình thường trong xã hội. Chủ nghĩa nhân đạo gắn liền với ý thức cá nhân, khát vọng sống và đấu tranh vì hạnh phúc của cá nhân và của cả dân tộc.

-  Văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có đóng góp đáng kể cho truyền thống đó. Những truyền tư tưởng đó phát huy trên tinh thần dân chủ. Lòng yêu nước gắn liền với quê hương đất nước, trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước, lòng yêu nước gắn liền với tinh thần quốc tế vô sản. Chủ nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút.

b)

* Những thể loại văn học mới xuất hiện trong nền Văn học Việt Nam ở gia đoạn này đó là: kịch nói, bút kí, phóng sự, tiểu thuyết, phê bình văn học...

- Thành tựu của các thể loại văn xuôi kết tinh ở tiểu thuyết và truyện ngắn.

- Phóng sự: có những đóng góp đáng ghi nhận.

- Kịch nói, tùy bút, gút kí phát triển mạnh.

- Thơ ca phát triển mạnh mẽ và đạt được những thảnh tựu to lớn.

- Lí luận, phê bình cũng đạt được những thành tựu tiêu biểu

* Sự hiện đại hoá và cách tân của một số thể loại thể hiện ở:

- Tiểu thuyết:

 + Người đầu tiên có công trong việc hiện đại hóa tiểu thuyết là Hồ Biểu Chánh. Tuy nhiên hạn chế của ông là còn mang nặng lối viết xưa cũ.

 + Tác giả Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết Tố Tâm đã chú ý đến diễn biến tâm lí nhân vật nhưng vẫn còn ảnh hưởng của cách viết cũ.

+ Tiết thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn thực sự là cuộc cách mạng trong tiểu thuyết, tuy nhiên hạn chế của họ là rơi vào sáo mòn, xa rời cuộc sống con người.

+ Các nhà tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa có công đưa tiểu thuyết xích lại gần với cuộc sống nhân dân hơn. Tiểu thuyết được nâng lên ở trình độ cao hơn với các tác giả xuất sắc như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố…

- Thơ:

+ Thơ ca gắn liền với tên tuổi của Tản Đà, ông là người đầu tiên phá vỡ cách viết chịu ảnh hưởng của lối Đường luật.

 + Thời kì Thơ mới là đỉnh cao của sự phát triển thơ Việt Nam.

 + Thơ ca cách mạng cũng có nhiều thành tưu đáng kể, nhất là thơ ca được sáng tác trong tù trong Như kí trong tù của Hồ Chí Minh.

Luyện tập:

Có thể nói văn học Việt Nam ba mươi ba năm đầu TK XX (từ 1900 đến 1930) là văn học giai đoạn giao thời. Đây là giai đoạn văn học mới ở chẳng 1 và chặng 2 của quá trình hiện đại hoá văn học. Trong giai đoạn thứ nhất, sự đổi mới còn có những trở ngại nhất định, bởi sự níu kéo của cái cũ, đây mới chỉ là giai đoạn chuẩn bị  các điều kiện cần thiếtcho quá trình hiện đại hoá đó. Sang đến giai đoạn thứ 2, mặc dù ở giai đoạn này nền văn học cũng đã gặt hái được những thành tựu đáng kể nhưng nhiều yếu tố của văn học trung đại vẫn còn tổn tại phổ biến ở mọi thể loại và nội dung. Vì vậy, cả 2 giai đoạn vẫn còn chịu một phần chi phối của nền văn học trung đại, vẫn bị nó ảnh hưởng và còn phải phụ thuộc vào nó.  Nhưng sang đến giai đoạn 3 thì quá trình hiện đại hoá mới chính thức hoàn tất, làm cho nền văn học mới thực sự hiện đại.

Vì thế, văn học từ năm 1990 đến năm 1930 được gọi là giai đoạn văn học giao thời.

Zaidap.com

0