24/04/2018, 07:18

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Bài 1: 1. Cho đoạn văn: Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người khác hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giói hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái ...

Bài 1:

1. Cho đoạn văn:

Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người khác hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giói hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng dầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nlió. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn.

(Hồ Chí Minh - Cần kiệm liêm chính)

a)   Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng thao tác lập luận phân tích. Đó là những phân tích đế làm rõ sự "khờ dại" của tự kiêu tự đại (Vì mình hay, còn nhiều người khác hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình) và "Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ" nghĩa là thế nào ? (Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhó, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ).

Đoạn văn trên cũng có sử dụng thao tác so sánh (Người má tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn). Sự so sánh đầy hình tượng đã giúp người đọc hình dung một cách rõ hơn, sinh động hơn thế nào là tự kiêu tự đại và tác hại của hai biểu hiện đó trong tính cách của con người.

Tuy đoạn văn sử dụng cả hai thao tác lập luận nhưng không phải hai thao tác này đều có vai trò ngang nhau. Trong đoạn văn, thao tác lập luận phân tích là thao tác đóng vai trò chủ đạo.

b)   Có thể coi đoạn văn của Hồ Chí Minh nêu trên là một mẫu mực về việc vận dụng kết hợp lập luận phân tích với lập luận so sánh trong một đoạn văn nghị luận. Sở dĩ như vậy bởi trước hết, đoạn văn đã đồng thời sử dụng cùng lúc hai thao tác này. Hơn nữa, việc sử dụng lại rất hài hoà, linh hoạt. Cả hai đều tham gia vào việc làm sáng tỏ lập luận nhưng không chồng chéo nhau. Mỗi thao tác lại có thế mạnh riêng và vẫn thấy rõ được thao tác đóng vai trò chủ đạo (phân tích) như đã tìm hiểu ở trên (mục a).

c)   Như vậy, có thể rút ra kết luận về việc kết hợp các thao tác lập luận trong một bài văn nghị luận như sau:

Rất hiếm những trường hợp người nghị luận chỉ sử dụng một thao tác lập luận duy nhất trong đoạn văn. Bởi vậy, cần phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận như là một cách thức để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, hướng tới đời sống.

-    Song cũng cần thấy rằng, sự kết hợp các thao tác lập luận không có nghĩa là sử dụng chúng một cách ngang hàng nhau, càng không được hiểu rằng trong mọi trường hợp thao tác này phải có vai trò lớn hơn thao tác kia hay ngược lại.

-    Phải căn cứ vào mục đích nghị luận để xác định có thể và có cần kết hợp thao tác phân tích với (hao tác so sánh không và thao tác nào trong hai thao tác đó đóng vai trò chủ đạo. Mục đích quyết định việc lựa chọn thao tác; song thao tác và sự kết hợp thao tác cũng hỗ trợ đắc lực cho mục đích.

2. Lựa chọn một bài thơ (hoặc bài văn) mà anh (chị) yêu thích để viết bài luận bàn về một trong những vẻ đẹp của nó. Trong bài viết có yêu cầu vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và lập luận so sánh.

-     Chủ đề cúa bài văn ấy là gì?

-     Cần nêu những ý nào để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn ấy? Hãy sắp xếp các luận điểm đó thành một dàn ý mạch lạc, hợp lí.

-     Luận điểm nào sẽ được anh (chị) chọn để làm sáng tỏ? Nó nằm ở vị trí nào trong dàn ý đã nêu?

-    Cần dùng từ, câu như thế nào để chuyển ý cho phù hợp (nhất là với ý trước đó)?

-    Để làm sáng tỏ luận điểm, cần đưa ra những luận cứ nào? Đó là lúc cần sử dụng các thao tác lập luận. Hãy suy nghĩ xem nên sử dụng thao tác phân tích hay so sánh. Vì sao?

-     Bài viết cần kết hợp các thao tác. Hãy xác định xem đâu là thao tác chủ đạo

Zaidap.com

0