25/04/2018, 17:24

Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (SBT) Ngữ văn 10 tập 1 trang 10...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 10 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 10 tập 1. “Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, …Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam 1. “Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 10 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 10 tập 1. “Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, …Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam

1. “Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng”.

(Ngữ văn 10, tập một, trang 16)

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Trả lời:

Nhận định trên có thể xem như một định nghĩa cô đúc mà đầy đủ về các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian như sau :

– Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.

– Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể.

Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Anh (chị) đọc lại mục I – Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (SGK, trang 16) để chứng minh nhận định trên.

2. Vì sao văn học dân gian được xem là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc ?

Trả lời:

Để làm được bài tập này, cần đọc lại mục III – Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam (SGK, trang 18).

Cần làm rõ nhận định trên ở mấy mặt sau đây :

– Văn học dân gian là kho tri thức phong phú về tự nhiên, xã hội và con người.

– Văn học dân gian không chỉ bao gồm những kinh nghiệm và hiểu biết cụ thể mà còn phản ánh nhận thức, quan niệm và triết lí về tự nhiên, xã hội và con người.

– Dân tộc Việt Nam gồm 54 tộc người nên kho tri thức văn học dân gian lại càng phong phú đa dạng (Ngoài văn học của dân tộc Kinh còn có văn học của dân tộc Thái, Mường…).

3. Đoạn thơ dưới đây đã khai thác và sử dụng những chất liệu văn học dân gian nào, do đó đã đem lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…


Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.

(Nguyễn Khoa Điềm, Mặt đường khát vọng)

Trả lời:

Bài làm cần đảm bảo hai yêu cầu sau :

a) Chỉ ra những câu thơ có khai thác và sử dụng chất liệu văn học dân gian ; dẫn ra những tư liệu nguồn tương ứng với từng trường hợp :

– Câu 1 : truyện cổ tích Sự tích trầu cau.

– Câu 2 : truyền thuyết Thánh Gióng.

– Câu 3 : bài ca dao :

Tóc ngang lưng vừa chừng em bối (bới)

Để chi dài bối rối dạ anh.

– Câu 4 : bài ca dao :

Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay […].

– Câu 5 : bài vè Cái quán :

     Tôi thương cái cột

>Tôi nhớ cái kèo

>Tôi nhớ cái cửa

>                   Nơi bạn nghèo gặp nhau […].

– Câu 11 : bài ca dao :

Khăn thương nhớ ai,

    Khăn rơi xuống đất. […]

b) Hiệu quả nghệ thuật : Việc khai thác và sử dụng những chất liệu văn học dân gian đã đem lại cho bài thơ hiện đại của Nguyễn Khoa Điềm một màu sắc dân gian đậm đà.

Cần lưu ý rằng hiệu quả của việc khai thác và sử dụng ấy không chỉ đem lại vẻ đẹp hình thức (mang tính dân tộc, tính truyền thống) cho bài thơ, mà điều căn bản hơn, có ý nghĩa hơn là ở chỗ đã gắn liền nội dung trữ tình của bài thơ với cảm xúc trữ tình truyền thống của văn học dân gian, nhờ đó mà hình ảnh Đất Nước được hiện ra trên cái nền cảm xúc mang tính dân tộc – dân gian sâu sắc (Đất Nước trở nên gần gũi, thân thiết, gắn bó máu thịt với những gì rất riêng tư của mỗi người).

4. Hãy chứng minh văn học dân gian được đánh giá cao, được nhiều nhà văn, nhà thơ học tập và sử dụng.

Trả lời:

Có hai ý chính :

a) Văn học dân gian được đánh giá cao. Ví dụ :

(1) Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo. Nhưng, quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là những người sáng tác nữa […]. Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không “trường giang đại hải”, dây cà ra dây muống […]. Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý.

(Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện tại

Hội nghị cán bộ văn hoá ngày 30-10- 1958)

(2) Thôn ca sơ học tang ma ngữ.

(Tiếng hát nơi thôn dã giúp ta biết ngôn ngữ trong nghề trồng dâu trồng gai.)

(Nguyễn Du, Thanh minh ngẫu hứng,

trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du)

b) Các nhà văn, nhà thơ học tập văn học dân gian. Ví dụ :

(1) […] Nhưng nói hẹp hơn, các nhà thơ học được thơ ở trong ca dao.

(Xuân Diệu, Các nhà thơ học những gì ở ca dao ?,

trong Tạp chí Văn học, số 1 – 1967)

(2) […] Không phải người làm thơ mới cần học ca dao ; người viết truyện cũng cần học ca dao lắm lắm.

(Vũ Tú Nam, Học viết truyện ngắn trong ca dao cổ,

báo Văn nghệ, số 201 – 1967)

0