25/04/2018, 17:24

Lập dàn ý bài văn tự sự – SBT Văn 10 tập trang 30 đoạn trích Ra-ma buộc tội...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 30 SBT Ngữ văn 10 tập 1. Dựa vào câu chuyện trong đoạn trích Ra-ma buộc tội (Ngữ văn 10, tập một, trang 56), hãy lập dàn ý cho văn bản này. Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự 1. Bài tập 1 , trang 46, SGK. Trả lời: Đề văn đã ấn định đề tài và định hướng cốt ...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 30 SBT Ngữ văn 10 tập 1. Dựa vào câu chuyện trong đoạn trích Ra-ma buộc tội (Ngữ văn 10, tập một, trang 56), hãy lập dàn ý cho văn bản này. Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự

1. Bài tập 1, trang 46, SGK.

Trả lời:

Đề văn đã ấn định đề tài và định hướng cốt truyện. Vận dụng những hiểu biết đã học, anh (chị) có thể lập dàn ý cho câu chuyện đó như sau :

a) Chọn nhan đề : Có thể đặt nhan đề cho câu chuyện là Chuyện của tôi (dùng ngôi kể thứ nhất), Những phút yếu mềmTôi đã chiến thắng hoặc Bạn ấy đã thắng

b) Lập dàn ý : Có thể xây dựng cốt truyện đảo ngược thời gian.

– Mở bài : Kể một sự việc đã từng sa ngã, sai lầm vì “những phút yếu mềm” của nhân vật (hoặc của “tôi”).

– Thân bài : Kể một số sự việc :

+ Nhân vật (hoặc “tôi”) hồi tưởng về một số việc làm và phẩm chất tốt của mình.

+ Nhân vật (hoặc “tôi”) tự đấu tranh và được người thân, thầy, bạn giúp đỡ, dần dần tỉnh ngộ…

+ Một sự việc về sự vươn lên của nhân vật (hoặc “tôi”).

– Kết bài : Suy ngẫm, rồi rút ra bài học triết lí…Có thể mượn lời Lê-nin để kết thúc câu chuyện : “Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất”.

2. Bài tập 2, trang 46, SGK.

Trả lời:

Khác với bài tập 1, bài tập này yêu cầu người viết tự lực và sáng tạo. Anh (chị) có thể làm theo các bước sau :

a) Chọn đề tài và nhan đề : Nên chọn câu chuyện gần gũi mà mình từng biết, từng thân quen vói những nhân vật trong câu chuyện. Từ đó dự kiến cốt truyện rồi tìm một nhan đề để định hướng. Ví dụ :

– Điều tôi thấy trên đường phố hoặc Những thanh niên tình nguyện

– Đôi bạn hoặc Giúp nhau vượt khó, học giỏi

– Bác trưởng thôn hoặc Những công việc âm thầm mà giàu tình nghĩa,

b) Từ nhan đề và những dự kiến ban đầu về cốt truyện, anh (chị) hãy lập dàn ý. Ví dụ : Dàn ý truyện Giúp nhau vượt khó, học giỏi có thể như sau :

– Mở bài : Nêu một sự việc bất thường : “Tôi” – người kể chuyện – hẹn Dũng đi chơi, nhưng Dũng lỡ hẹn. Hỏi gia đình, chị Dũng cho biết Dũng đến nhà Hùng – một bạn con nhà nghèo, học yếu, không cùng nhóm bạn với “tôi” và Dũng. “Tôi” rất giận Dũng và … ghét lây sang Hùng.

– Thân bài : Một vài sự việc tiếp diễn :

+ Trong tiết trả bài môn Toán, thầy dạy Toán cũng là giáo viên chủ nhiệm lớp tuyên dương sự tiến bộ của Hùng, đồng thời phân tích hai nguyên nhân : do bản thân Hùng cố gắng, do một người bạn trong lớp tận tình giúp đỡ. Người bạn đó xin được giấu tên.

+ “Tôi” và một số bạn trong lớp tò mò tìm hiểu sự việc…

+ Lần thứ hai, “tôi” gọi điện rủ Dũng đi chơi – đi xem một bộ phim nổi tiếng – được gia đình bảo Dũng đến nhà Hùng làm một việc gì đó. “Tôi” quyết định tới nhà Hùng, được biết cụ thể gia cảnh Hùng – con liệt sĩ, mẹ yếu, hai em còn nhỏ – “tôi” vỡ lẽ những việc Dũng giúp đỡ Hùng.

– Kết bài : “Tôi” xúc động nắm tay Dũng và Hùng. Tình bạn giữa “chúng tôi” thêm đằm thắm.

c) Dựa vào gợi ý trên, anh (chị) hãy lập dàn ý cho các đề văn tiếp theo.

3. Dựa vào câu chuyện trong đoạn trích Ra-ma buộc tội (Ngữ văn 10, tập một, trang 56), hãy lập dàn ý cho văn bản này.

4. Hãy lập dàn ý cho câu chuyện : “Quả thị (trong truyện Tấm Cám) kể chuyện mình trở thành chốn nương thân của Tấm, để từ đó Tấm được gặp lại nhà vua”.

Trả lời:

Có thể lập dàn ý như sau :

– Mở bài : Quả thị tự giới thiệu về mình…

– Thân bài : Tóm tắt một số sự việc, chẳng hạn :

+ Cảm giác và suy nghĩ của quả thị khi Tấm tìm đến để nương thân.

+ Quả thị nghe lời bà lão hàng nước và quyết định “rụng” xuống bị của bà lão.

+ Các sự việc khác…

– Kết bài : Quả thị, lúc này chỉ còn là cái vỏ, ngắm nhìn và suy nghĩ trước cảnh Tấm được nhà vua đón lên kiệu, về cung…

0