24/04/2018, 07:24

Soạn bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuần (ngắn gọn) - Ngô Sĩ Liên

Câu 1: Lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước cho thấy : - Vận dụng linh hoạt sách lược, binh pháp phù hợp với thời thế. - Sức mạnh đoàn kết là mấu chốt quan trọng nhất để chiến thắng. - Thượng sách giữ nước chính là khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền ...

Câu 1:

Lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước cho thấy :

   - Vận dụng linh hoạt sách lược, binh pháp phù hợp với thời thế.

   - Sức mạnh đoàn kết là mấu chốt quan trọng nhất để chiến thắng.

   - Thượng sách giữ nước chính là khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc.

Câu 2:

   Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn hỏi ý kiến hai gia nô và hai người con : cảm phục khi nghe câu trả lời hai gia nô, đồng tình với Hưng Vũ Vương, và giận dữ với câu trả lời có ý bất trung của Hưng Nhượng Vương. Điều này cho thấy tấm lòng trung nghĩa với vua, với nước, không tư lợi của Trần Quốc Tuấn, ông là người thận trọng và quyết đoán và cũng chân thành, nghiêm khắc trong giáo dục con cái.

Câu 3:

- Những đặc điểm nổi bật của Trần Quốc Tuấn : tấm lòng trung quân ái quốc ; vị tướng anh hùng có tài năng, đức độ.

   - Sự khéo léo trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật :

      + Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ : quan hệ với nước, với vua (thà chết xin nhà vua không đầu hàng giặc), với dân (nhắc nhở vua khoan sức dân, phò trợ dân), với tướng sĩ dưới quyền (tận tâm dạy bảo) và quan hệ với con cái (nghiêm khắc giáo dục), với bản thân (giữ đạo trung nghĩa)…

      + Nhân vật với tình huống có tính thử thách : mâu thuẫn giữa “hiếu” và “trung”, Trần Quốc Tuấn đặt trung lên hiếu, nợ nước trên tình nhà.

Câu 4:

   - Lời kể không đơn điệu theo trình tự thời gian : Hưng Đạo Vương ốm nặng trước, sau đó nhắc lại những công lao, đức độ…

   - Lồng vào câu chuyện những nhận xét sâu sắc tạo định hướng cho người đọc.

   - Cách kể ngắn gọn, tự nhiên, mạch lạc và hấp dẫn, giải quyết được những vấn đề lịch sử : nhân vật với đặc điểm, đóng góp… lối sử kí “văn sử bất phân”.

Câu 5:

   Đáp án đúng là : b + c

Luyện tập

Câu 1:

Tóm tắt câu chuyện (các ý chính) :

   - An Sinh Vương hiềm khích với Trần Thái Tông, trước lúc mất dặn con phải lấy được thiên hạ; Quốc Tuấn ghi nhớ lời dặn của cha nhưng không cho là phải, một lòng kính cẩn giữ tiết làm tôi. Ông đi hỏi ý kiến hai người gia nô và hai người con.

   - Quốc Tuấn soạn sách Binh gia diệu lí yếu lược để dạy các tướng, sưu tập binh pháp các nhà làm thành Bát quái cưu cung đồ.

   - Quốc Tuấn giữ Lạng Giang, liên tiếp đánh bại hai lần người Nguyên vào cướp.

   - Quốc Tuấn được Thánh Tông cho phép được phong quyền phong tước cho người khác, từ Minh tự trở xuống, chỉ có tước Hầu thì phong trước rồi râu sau; nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho một người nào.

   - Ngày 24, tháng 6, năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương ốm, vua ngự tới thăm và hỏi về kế sách giữ nước.

   - Ngày 20 tháng 8, năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.

Câu 2. Sưu tầm câu chuyện, bài thơ liên quan đến Trần Quốc Tuấn :

   - Câu chuyện về lối ngoại giao của Trần Quốc Tuấn :

“Tân Tỵ, [Thiệu Bảo] năm thứ 3 [1281] (…) [Nhân tôn] Sai chú họ là Trần Di Ái (tức Trần Ải) và Lê Mục, Lê Tuân sang Nguyên. Nhà Nguyên lập Di Ái làm Lão hầu, cho Mục làm Hàn lâm học sĩ, Tuân làm Thượng thư, lại sai Sài Xuân [có sách gọi Sài Thung] đem 1.000 quân hộ tống về nước. Xuân ngạo mạn vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, Xuân dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu. Đến điện Tập Hiền, thấy chăng bày màn trướng, hắn mới chịu xuống ngựa. Vua sai Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Xuân nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Xuân làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào trong phòng. Xuân đứng dậy vái chào mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, có biết đâu gọt tóc, mặc áo vải là hình dạng nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Người hầu của Xuân cầm cái tên đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi trở về, Xuân ra cửa tiễn ông” (Toàn thư, Bản kỷ – Trần Nhân tôn)

Zaidap.com

0