Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp) (ngắn gọn)
II. LUYỆN TẬP 1. Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao dưới đây theo câu hỏi. a) Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào? (về lứa tuổi, giới tính) - Chàng trai : xưng hô là “anh”. - Cô gái: được gọi là “ nàng”. ⟹ Cả hai ...
II. LUYỆN TẬP
1. Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao dưới đây theo câu hỏi.
a) Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào? (về lứa tuổi, giới tính)
- Chàng trai : xưng hô là “anh”.
- Cô gái: được gọi là “ nàng”.
⟹ Cả hai đều đang ở độ tuổi thanh xuân.
b) Hoạt động giao tiếp này diễn ra vào thời điểm nào? Thời điểm đó thường thích hợp với những cuộc trò chuyện như thế nào?
- Thời điểm giao tiếp: là buổi tối. Thời điểm này thích hợp với những cuộc trò chuyện về tình yêu đôi lứa.
c) Nhân vật “anh” nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?
- Nhân vật “anh” nói về việc kết duyên với cô gái, nhằm mục đích gặng hỏi về tình yêu đôi lứa.
+ Thứ nhất, thông tin hiển ngôn.
+ Thứ hai, thông tin hàm ngôn: Ở đây việc “đan sàng” không còn là việc làm ra một sự vật, mà đó là một ẩn dụ về việc “ gá nghĩa trăm năm”, đó là chuyện cưới xin.
d) Cách nói của “anh” có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?
- Cách nói này rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp. Vì:
+ nó kín đáo, tế nhị.
+ nó cũng có độ “co giãn”để chàng trai tự bảo vệ.
2. Đọc đoạn đối thoại (giữa một em nhỏ - A Cổ - với một ông già) và trả lời câu hỏi.
a) + b) Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật
đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì?
Nhân vật |
Hành động nói |
Mục đích |
Mục đích khác |
A Cổ |
“cháu chào ông ạ” |
Chào |
|
“thưa ông, có ạ” |
Đáp lời |
||
Ông già |
“A Cổ hả?” |
Hỏi |
Chào lại |
“Lớn tướng rồi nhỉ?” |
Hỏi |
Khen |
|
“bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?” |
Hỏi |
|
c) Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?
- Các nhân vật có tình cảm chân thành, gắn bó.
- Có thái độ tôn trọng lẫn nhau theo đúng cương vị giao tiếp.
- Có quan hệ giao tiếp thân mật, gần gũi, tức có mối quan hệ quen biết từ trước.
3. Đọc và trả lời câu hỏi
a) Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng các phương tiện từ ngữ, hình ảnh như thế nào?
- Vấn đề giao tiếp: Vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ.
- Nhằm mục đích: tâm sự về nỗi lòng của người phụ nữ với thân phận nổi trôi.
- Phương tiện từ ngữ, hình ảnh: trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát, lòng son,..
b) Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ?
- Từ ngữ, hình ảnh: liên quan đến hình ảnh và thân phận người phụ nữ.
- Cuộc đời, thân phận tác giả: tình duyên của bà gặp nhiều éo le, trắc trở.
- Ngoài ra người đọc cần có vốn sống, tri thức và năng lực cảm thụ văn chương.
4. Hãy viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới.
THÔNG BÁO
Nhân ngày Môi trường thế giới, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường để góp phần làm cho trường ta xanh, sạch đẹp hơn.
1. Thời gian làm việc: từ 7h00 ngày 5/06/2017
2. Nội dung công việc:
a) Thu gom các loại rác trong phạm vi khuôn viên của nhà trường.
b) Khai thông hệ thống cống rãnh tiêu thoát nước trong trường.
c) Dọn cỏ và trồng thêm cây xanh trên sân trường và trong vườn trường.
d) Dụng cụ: cuốc, xẻng, chổi, sọt,...
3. Kế hoạch: Các chi đoàn và các chi đội nhận kế hoạch cụ thể tại Văn phòng Đoàn vào lúc 7h00 ngày 5/06/2017.
Đoàn trường kêu gọi toàn thể đoàn viên và đội viên trong trường hãy nhiệt liệt hưởng ứng và tích cực tham gia buổi tổng vệ sinh này.
Ngày 2 tháng 5 năm 2017
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
VÀ ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH NHÀ TRƯỜNG
5.
a) Thư viết cho ai, người viết có quan hệ như thế nào với người nhận?
- Thư viết cho các em học sinh trên cả nước.
- Người viết là Chủ tịch nước, người nhận là học sinh.
b) Hoàn cảnh cụ thể của người viết và người nhận thư khi đó như thế nào?
- Hoàn cảnh: nhân dịp khai giảng năm học mới.
c) Thư viết về vấn đề gì?
- Thư viết về niềm vui của Bác khi các em học sinh được tới trường.
d) Thư viết để làm gì?
- Thư viết để gửi lời chúc, lời động viên tới các em học sinh trên cả nước nhân dịp năm học đầu tiên sau chiến tranh.
e) Nên viết như thế nào?
- Đây là bức thư nhân dịp năm học mới nên viết với sự vui vẻ, chào mừng, đồng thời gửi lời động viên, khích lệ tinh thần học tập của các em học sinh.
Zaidap.com