24/04/2018, 07:22

Bài tập và thực hành 9: Bài tập và thực hành tổng hợp

Hướng dẫn: Bài tập và thực hành tổng hợp trang 127 SGK Tin học 10 1. Mục đích, yêu cầu - Tập được bảng, nhập dữ liệu vào bảng; - Nắm được nội dung các nhóm lệnh chính khi làm việc với bảng; - Biết được cách thêm bớt hàng cột, chỉnh độ rông hàng, cột; tách, gộp của bảng; - Biết sử ...

Hướng dẫn: Bài tập và thực hành tổng hợp trang 127 SGK Tin học 10

1. Mục đích, yêu cầu

- Tập được bảng, nhập dữ liệu vào bảng;

- Nắm được nội dung các nhóm lệnh chính khi làm việc với bảng;

- Biết được cách thêm bớt hàng cột, chỉnh độ rông hàng, cột; tách, gộp của bảng;

- Biết sử dụng bảng trong soạn thảo.

- Sử dụng các định dạng danh sách kiểu số thứ tự...

2. Nội dung

Cần làm cho thanh công cụ Tables and Borders hiện trên màn hình bằng lệnh: View/Toolbars, chọn Tables and Borders (nếu chưa chọn).

a)  Làm việc với bảng

a1) Tạo thời khoá biểu theo mẫu

- Đưa con trỏ văn bản đến nơi cần tạo bảng;

- Tạo bảng bằng lệnh: Table/Insert/Table.... Hộp thoại Insert Table xuất hiện (Hình 100).

- Nhập số cột vào mục Numbers of Columns: 7;

- Nhập số dòng vào mục Numbers of Rows: 6;

- Chọn OK.

Khi đó trên màn hình xuất hiện một bảng gồm 7 cột và 6 dòng, có độ rộng, chiều cao như nhau và ta có thể nhập dữ liệu vào bảng có dạng sau:

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Thứ bảy

Tiết 1

Tiết 2

Tiết 3

T ìết 4

Tiết 5

a2) Các em có thể điền tến các môn học theo đúng thời khoá biểu của lớp em vào bảng đã cho. Khi nhập dữ-diệu nên nhập theo cột: bắt đầu từ cột Thứ hai, đến cột Thứ ba... cột Thứ bảy.

a3) Trước khi trình bày bảng so sánh Đà Lạt, một điểm du lịch nổi tiếng của Việt nam, với một vài điểm du lịch tại các nước khác, ta cần tính xem bảng này cần mấy dòng, mấy cột và từ đó ta phải làm gì để có được bảng như bảng mẫu, sau đó ta mới nghĩ đến việc nhập dữ liệu vào.

Bảng cần tạo gồm 7 cột, 6 dòng;

- Thay đổi độ rộng cột thứ nhất tính từ trái sang phải, các cột khác nếu thấy cần thiết;

- Gộp 2 ô của dòng thứ nhất với dòng thứ hai của cột thứ nhất, 2 ổ của dòng thứ nhất với dòng thứ hai của cột thứ hai, 2 ô của dòng thứ nhất với dòng thứ hai của cột thứ 6,2 ô của dòng thứ nhất với dòng thứ hai của cột thứ 7.

- Gộp 3 ô của dòng đầu tiên của cột thứ ba, cột thứ tư và cột thứ 5 thành một ô dài (Hình101).
b) Soạn thảo và trình bày văn bản
Các công cụ soạn thảo cần để trình bày văn bản, đó là:
- Định dạng chữ: chữ hoa, chữ nghiêng, đậm và kết hợp các kiểu này với nhau.
- Sử dụng định dạng danh sách liệt kê kiểu số thứ tự
- Sử dụng chức năng tìm kiếm và thay thế
 

Câu 1 trang 128 SGK Tin học 10

Nêu các thao tác tạo bảng và cách thực hiện.

Trả lời:

Các thao tác tạo bảng và cách thực hiện

Tạo bảng bằng một trong các cách sau:

Cách 1: Dùng menu Các bước thực kiện:

- Đưa con trỏ văn bản đến nợi cần tạo bảng;

- Thực hiện lệnh: Table/Insert/Table... Hộp thoại Insert Table xuất hiện. Nhập số cột vào mục Numbers of columns;

- Nhập số dòng vào mục Numbers of rows;

- Nhập chiều rông mỗi cột vào mục Fixed column awidth (nếu để Auto, chi rộng mỗi cột tụỳ thuộc số lượng cột và chiều rộng trang in). Nút AutoFit t contents: tự động điều chỉnh độ rộng cột theo lượng văn bản gõ vào. N AutoFormat để chọn kiểu bảng mẫu có sẵn (Hình 102a).

Cách 2 : Dùng biểu tượng Insert table trên thanh công cụ chuẩn.

Các bước thực hiện:

- Đưa con trỏ văn bản đến nơi cần tạo văn bản

- Nhấp chuột lên biểu tượng  Insert table trên thanh công cụ chuẩn

- Kéo thả chuột xuống dưới và sang phải để chọn số hàng và số cột cho bảng. Số hàng và số cột hiện lên ở ô dưới cùng, ví dụ, bảng gồm 5 cột, 4 dòng.

Từ một trong 2 cách đã nêu trên, trên mành hình soạn thảo văn bản sẽ xuất hiện một bảng trống có số cột và số hàng xác định.

 


Câu 2 trang 128 SGK Tin học 10

2. Khi con trỏ văn bản đáng ở trong một ô nào đó, thao tác căn lề (lệnh Alignement) sẽ tác động trong phạm vi nào?

(A)  Toàn bộ bảng;

(B)  Đoạn văn bản chứa con trỏ;

(C)  Ô chứa con trỏ.

Trả lời:

Khi con trỏ văn bản đang ở trong một ô nào đó trong bảng ta thực hiện lệnh thao tác căn lề bằng thao tac nhấp nút phải chuột, chọn Cell Alignement, tiếp đến chọn một biểu tượng nào đó thì Word sẽ thực hiện việc chọn (đánh dấu) ô chứa con trỏ (Hlnh 103) nghĩa là ta chọn phương án C.


Câu 4 trang 128 SGK Tin học 10

Nêu một số ví dụ văn bản dùng bảng.

Trả lời:

Một vài ví dụ văn bản dùng bảng đó là:

- Dùng bảng để lập thời khoá biểu với các cột ghi tiết, thứ trong tuần và các dòng ghi thứ tự các tiết học và các môn học trong các thứ tương ứng.

- Dùng bảng để lập bảng điểm của lớp học gồm các cột ghi số thứ tự, họ và tên, điểm thành phần, tổng điểm, điểm trung bình... của học sinh trong một lớp học.

 


Câu 3 trang 128 SGK Tin học 10

Khi nào cần thì tách hay gộp các ô của bảng? Hãy nêu ví dụ cụ thể cho từng trường hợp.

Trả lời:

Trình tự thực hiện các thao tác đó là:

- Tạo bảng gồm 7 cột, 5 dòng

- Chia ô trên cùng của cột thứ ba tính từ trái sang thành 2 dòng, 3 cột. Sau đó lạo gộp 3 ô trên cùng của 3 cột vừa tách ra thành một ô

- Tách các còn lại của cột thứ ba thành ba cột, một dòng.

- Thay đổi độ rộng các cột để cho vừa với dữ liệu nhập vào và trông cho đẹp mắt. Khi dó ta có bảng để so sánh nhiệt độ, lượng mua... của Đà Lạt với mội vài điểm du lịch khác trên thế giới như đã trình bày ờ câu a3) cùa bài tập và thực hành 9.


Câu 5 trang 128 SGK Tin học 10

Hãy nêu các công cụ soạn thảo mà em dùng để thực hiện bài thực hành 9. 

Trả lời:

Một số công cụ soạn thảo dùng để thực hiện bài tập và thực hành 9:

- Tạo bảng, gộp ô trong bảng;

- Định dạng kí tự;

- Định dạng danh sách dạng số thứ tự và dạng liệt kê;

Định dạng đoạn văn bản.

 

Zaidap.com

0